Trứng, thịt nạc, thịt gà, cá
Nếu muốn duy trì một cơ thể khỏe mạnh, việc tái tạo và phục hồi các tế bào và mô là vô cùng quan trọng. Protein là thành phần chính cấu tạo nên các tế bào và mô mới cho cơ thể. Protein cũng cho phép cơ thể sản xuất các kháng thể mà nó cần để chống lại sự xâm nhập của virus và vi khuẩn.
Những thực phẩm giàu đạm (protein) sẽ giúp thúc đẩy quá trình hồi phục ở bệnh nhân sốt xuất huyết.
Một chế độ ăn có nhiều protein lành mạnh (như thịt nạc, thịt gia cầm, trứng, cá…) sẽ giúp người bệnh sốt xuất huyết bổ sung năng lượng, dinh dưỡng đã bị mất trong quá trình bị bệnh.
Sữa, sữa chua
Sữa giàu protein và giúp bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như canxi, các vitamin và khoáng chất nên rất cần có trong chế độ ăn uống của người bệnh sốt xuất huyết.
Sữa chua là chế phẩm từ sữa nên có đầy đủ thành phần các chất dinh dưỡng như sữa. Sữa chua có giá trị dinh dưỡng cao, chứa đầy đủ các chất protein, glucid, lipid, các muối khoáng (đặc biệt là canxi) và vitamin, chủ yếu là vitamin nhóm B và A.
Ngoài ra, sữa chua còn giúp bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục sau khi ốm.
Súp rau củ
Súp rau củ rất dễ ăn và tăng cường vitamin, khoáng chất, chất xơ, giúp nâng cao miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, giảm mệt mỏi sau khi sốt. Người bệnh nên sử dụng nước hầm xương, nước dùng gà hầm các loại rau củ theo mùa.
Thực phẩm giàu vitamin C
Các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, ổi… có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp tăng cường khả năng miễn dịch, vững bền thành mạch, rất tốt cho cơ thể khi hồi phục sau bệnh sốt xuất huyết.
Người bệnh có thể ăn cả trái hoặc nếu chỉ ăn được mềm có thể xay nhỏ thành sinh tố hoặc ép nước để tiêu thụ dễ hơn.
Quả lựu
Quả lựu rất giàu chất dinh dưỡng, khoáng chất thiết yếu cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể, giúp giảm cảm giác mệt mỏi, kiệt sức sau khi sốt xuất huyết.
Bên cạnh đó, quả lựu còn giàu chất sắt, vitamin C và chất chống oxy hóa, ăn hoặc uống nước ép lựu có tác dụng bổ máu và giúp duy trì số lượng tiểu cầu trong máu bình thường, điều cần thiết để phục hồi sau bệnh sốt xuất huyết.
Lá đu đủ
Nước ép lá đu đủ có thể kích hoạt sản xuất tiểu cầu nhanh hơn ở bệnh nhân sốt xuất huyết. Nghiên cứu trên chuột ở Malaysia cho thấy, những con chuột được uống chiết xuất từ lá đu đủ có số lượng tiểu cầu và hồng cầu cao hơn đáng kể sau 72 giờ so với nhóm đối chứng.
Lá đu đủ cũng rất giàu các enzym như papain và chymopapain, giúp hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa đầy hơi và các rối loạn tiêu hóa khác.
Bông cải xanh
Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh dễ bị giảm số lượng tiểu cầu. Bông cải xanh là một nguồn tuyệt vời của vitamin K giúp tái tạo tiểu cầu trong máu, tăng sinh tế bào trong cơ thể.
Nó cũng rất giàu chất chống oxy hóa và khoáng chất tốt cho hệ miễn dịch. Đó là lý do bông cải xanh nên được đưa vào chế độ ăn của bệnh nhân sốt xuất huyết giúp người bệnh nhanh khỏi.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Ca sốt xuất huyết tăng, 4 người không qua khỏi: Có dấu hiệu này là bệnh trở nặng, đi viện càng sớm càng tốt
-
Đặt bát nước này trong phòng ngủ, muỗi chạy xa không dám 'vo ve', chẳng còn lo sốt xuất huyết
-
Sốt xuất huyết tăng cao: 6 biểu hiện bệnh trở nặng người dân cần biết để cấp cứu kịp thời
-
9 loại cây là "khắc tinh" của muỗi, đang dịch sốt xuất huyết nhà nào cũng nên có một chậu
-
Trẻ sốt xuất huyết 3-7 ngày đầu là thời điểm dễ trở nặng, nhiều biến chứng: BS khuyên cha mẹ làm ngay 1 điều