Trong 100 g rau muống chứa 90% nước, 3 g chất xơ, 3 g protein, vitamin C, vitamin E, khoáng chất sắt, kẽm, magie. Rau muống có lợi cho người mắc bệnh thiếu máu, loãng xương, huyết áp thấp, phụ nữ mang thai, giảm nguy cơ táo bón.
Rau muống thường có nguy cơ nhiễm nhiều loại ký sinh trùng do môi trường trồng trọt. Do đó ăn rau muống tươi sống chưa qua chế biến dễ mắc các bệnh đường ruột như sán lá gan, ký sinh trùng Fasciolopsis buski trong rau.
Những ai không nên ăn rau muống?
Mặc dù chứa nhiều Vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên ăn rau muống. Dưới đây là những đối tượng tuyệt đối không nên ăn loại rau này:
Người bị huyết áp cao
Người huyết áp cao mà ăn rau muống sẽ làm tình trạng bệnh càng thêm nghiêm trọng hơn.
Người bị gout
Rau muống giàu đạm, không tốt cho người bệnh gout.
Người bị sỏi thận
Rau muống chứa hàm lượng oxalate cao, khi được hấp thụ vào cơ thể dễ kết tủa ở thận tạo sỏi. Những người bị sỏi thận, viêm nhiễm đường tiết niệu do suy thận, không nên ăn bởi thành phần trong rau muống có nhiều muối khoáng, canxi, kali.
Người bị bệnh về xương khớp
Ngoài ra, những người mắc các bệnh về xương khớp cũng nên kiêng kỵ rau muống vì chúng có thể khiến chỗ viêm càng thêm đau nhức hơn.
Những người có vết thương hở
Những người có vết thương hở, đang điều trị nội khoa, ngoại khoa cũng không nên ăn rau muống. Vì rau muống có thể kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da.
Nhừng người đang uống thuốc Đông y
Ngoài ra những người có cơ thể yếu, đang uống thuốc Đông y cũng nên hạn chế ăn rau muống. Vì loại rau này sẽ làm giảm tác dụng chữa bệnh của thuốc.
Người có hệ tiêu hóa kém
Đặc biệt, những người có bụng dạ yếu càng không nên ăn rau muống vì chúng thường chứa rất nhiều ký sinh trùng vì được trồng ở dưới ao hồ. Những đối tượng này mà ăn phải rau muống sống, chưa được rửa sạch sẽ thì rất dễ bị đau bụng, khó tiêu, dị ứng.
Lưu ý khi ăn rau muống
Không ăn sống rau muống không rõ nguồn gốc
Rau muống không được trồng theo quy trình sạch thường có nhiều ký sinh trùng, rất nguy hiểm nếu bạn dùng làm rau sống hoặc nấu chưa chín kỹ. Loại ký sinh trùng hay gặp nhất là sán lá ruột lớn, trứng sán vào cơ thể người sẽ nở và phát triển, gây đau bụng, tiêu chảy, dị ứng hoặc các bệnh mạn tính ở túi mật, xơ gan, suy gan... Đó là chưa kể rau muống được trồng ở nguồn nước ô nhiễm, có kim loại nặng, rau muống bị phun hóa chất... sẽ có thể gây ngộ độc.
Không ăn rau muống trái mùa
Rau muống trái mùa thường được sử dụng lượng thuốc kích thích, thuốc trừ sâu lớn hơn, do đó dư lượng hóa chất cũng cao hơn. Tốt nhất là mùa nào thức nấy, hãy ưu tiên các loại rau khác trong mùa đông.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
Phòng khám đa khoa Văn Kiệt – địa chỉ khám phụ khoa tại Tp HCM
-
Nghiện cà phê tới mấy thấy 4 dấu hiệu này cũng nên dừng lại: Chuyên gia chia sẻ khung giờ uống cà phê tốt
-
Thời điểm nguy hiểm nhất trong ngày không nên dùng điện thoại: Có thể hỏng võng mạc, gây trầm cảm
-
Không phải bún phở, đây mới là món ăn sáng vừa ngon vừa bổ, có lợi cho gan
-
9 loại quả, rau giàu vitamin C hơn cả cam, 3 loại Việt Nam có nhiều và cực rẻ