Bổ sung muối quá sớm
Ăn muối quá sớm có thể làm tăng gánh nặng lên thận. Đối với trẻ nhỏ, chức năng thận vẫn chưa hoàn thiện. Nếu thường xuyên ăn muối sẽ khiến thận bị tổn thương. Bên cạnh đó, điều này cũng khiến trẻ hình thành thói quen ăn mặn, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về huyết áp và nhiều bệnh khác sau này.
Trong sữa mẹ, sữa công thức và các loại thực phẩm khác đã chứa một lượng muối nhất định, đủ nhu cầu cơ thể trẻ cần. Chính vì vậy, cha mẹ không cần bổ sung thêm muối cho trẻ dưới 1 tuổi.
Ngoài muối thì các gia vị như nước tương, bột ngọt, hạt nêm, tiêu, tỏi,… cũng không nên thêm vào chế độ ăn dặm của trẻ nhỏ.
Cao trọc đầu
Người xưa thường có quan niệm cạo trọc đầu cho tóc nhanh mọc. Vào mùa hè, nhiều gia đình cạo trọc đầu cho trẻ vì nghĩ rằng như vậy giúp trẻ mát hơn, phòng rôm sẩy.
Tuy nhiên, da đầu của trẻ sơ sinh rất mỏng mạnh. Việc cạo trọc tóc có thể làm mất đi lớp bảo vệ, gây tổn thương da đầu, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Nhá cơm cho trẻ ăn
Với trẻ mọc ít răng, nhiều cha mẹ thường nhá cơm cho con ăn vì sợ trẻ không nhai được thức ăn sẽ bị hóc hoặc táo bón.
Thế nhưng, việc nhá thức ăn cho trẻ là rất mất vệ sinh. Miệng của người lớn chứa nhiều vi khuẩn, làm như vậy không khác nào truyền trực tiếp vi khuẩn vào cơ thể trẻ.
Đặc biệt nếu người lớn mắc các bệnh dạ dày như nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori khi lây sang trẻ có thể khiến chúng bị loét miệng và nhiều triệu chứng khác.
Tập xi tè cho trẻ sớm
Phần lớn người già đều cho rằng nên tập xi tè cho trẻ sớm để trẻ không bị tè dầm. Tuy nhiên, cột sống và khớp háng của trẻ còn chưa cứng cáp hoàn toàn. Nếu bế ngồi xi tè như vậy sẽ dễ gây chấn thương khớp háng.
Bên cạnh đó, điều này có thể khiến trẻ phải gắng sức để tè hoặc đại tiện và dễ dẫn tới tình trạng sa hậu môn, nứt hậu môn.
Véo mũi để mũi cao hơn
Nhiều người cho rằng véo mũi trẻ khi còn nhỏ thì mũi sẽ cao lên. Thực tế thì niêm mạc mũi của trẻ rất mỏng mạnh, nếu véo mạnh sẽ khiến niêm mạc mũi bị tổn thương, dẫn tới những căn bệnh về đường hô hấp xuất hiện.
Rung lắc, đung đưa trẻ quá mức
Trẻ được bế rung lắc thường có vẻ mặt thích thú. Thậm chí khi được tung lên cao chúng cũng cười sảng khoái. Tuy nhiên, hành động này cực kỳ nguy hiểm cho não bộ của trẻ.
Việc bị rung lắc mạnh có thể khiến não của trẻ bị chấn thương hoặc dẫn tới một số tình trạng nguy hiểm khác như tụ máu dưới màng cứng, vỡ xương sọ, xuất huyết võng mạc, gãy xương tứ chi,…
Hôn vào miệng trẻ
Cũng giống như nhá cơm cho trẻ ăn, hôn miệng trẻ cũng làm tăng nguy cơ truyền virus từ người lớn sang trẻ nhỏ.
Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn yếu, việc hôn vào miệng sẽ khiến virus dễ dàng xâm nhập qua môi, nước bọt và gây bệnh cho trẻ. Đặc biệt, trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm virus Herpes Simplex.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
4 điều cha mẹ càng hào phóng con cái càng thành công, ngoan ngoãn, hiếu thảo
-
Cha mẹ có cần nói lời xin lỗi với trẻ nhỏ hay không?
-
Mẹ làm cho con 4 điều này từ khi còn nhỏ, trẻ lớn lên xuất sắc, thành công hơn người
-
Lần đầu làm mẹ ai cũng bỡ ngỡ: Hãy nắm lấy những "bí kíp' chăm trẻ sơ sinh sau
-
Đọc sách cho trẻ trước khi đi ngủ giúp con 6 bước phát triển vượt trội, mẹ nào không biết tiếc hùi hụi