7 sự thật "kinh hoàng" về phòng tắm và nhà vệ sinh thời cổ đại: "Nổi da gà" khi biết điều thứ 2

( PHUNUTODAY ) - Có lẽ bạn sẽ không thể tưởng tượng được về phòng tắm và nhà vệ sinh thời cổ đại cho đến khi đọc xong bài viết này!

Cuộc sống hiện đại đã thay đổi nhiều thứ, trong đó có cách sử dụng nhà vệ sinh. Không chỉ đơn thuần là nơi vệ sinh, tắm táp mà phòng vệ sinh ngày nay còn là một không gian sống đặc biệt, có tác dụng làm dịu mọi áp lực của cuộc sống. Cùng nhìn lại quá khứ để thấy cần phải cảm ơn về những lợi ích mà chúng ta được hưởng ở ngày nay.

1. Nhà vệ sinh cổ đại hoàn toàn không riêng tư

Các nhà vệ sinh công cộng thời xưa thường xuất hiện ở các trung tâm đô thị. Nó thường được thiết kế bên cạnh những khu vườn và đáp ứng nhu cầu cho từ bốn đến năm mươi người. Khác với ngày nay, người La Mã xem đó như là một hoạt động xã hội.

2. Những người đi vệ sinh lau chùi bằng cùng một miếng bọt biển

Giấy vệ sinh chưa xuất hiện ở thời La Mã cổ đại. Sau khi đi vệ sinh, họ sử dụng một miếng bọt biển buộc vào thanh gỗ để lau chùi. Có lẽ điều đáng ngạc nhiên nhất là nhà tiêu công cộng của người La Mã không có buồng riêng, nên miếng bọt biển sau khi được sử dụng đã được đặt lại vào một cái xô chứa đầy nước muối hoặc giấm rồi người đến sau tiếp tục dùng lại. Chỉ nghĩ đến đây, có lẽ người hiện đại như chúng ta cũng không thể đi vệ sinh nổi.

3. Chất thải vệ sinh bị vứt ra đường

Vào thời Trung cổ, trong trường hợp không có phòng tắm trong nhà, không có hệ thống thoát nước thải, người ta thường đổ ra đường về chất thải, nước tắm của con người. Việc này diễn ra một thời gian dài cho đến khi hệ thống thoát nước thải ra đời vào thế kỷ 19.

4. Nhà vệ sinh có mùi rất khó chịu, đặc biệt là vào mùa hè

Trong cùng thời kỳ này, thiết kế nhà vệ sinh dựa trên tầng lớp xã hội. Riêng ở trong các lâu đài cũng được trang bị những không gian đặc biệt để đi vệ sinh. Nó được thiết kế tương tự như những chiếc tủ, bao bên ngoài là những bức tường. Chất thải sẽ được đổ xuống tầng trệt. Tuy nhiên, công nghệ chưa được phát triển, thiết kế còn thô sơ, mùi hôi do bể chứa này tạo ra là không thể chịu được, đặc biệt là vào mùa hè, vì nó bốc lên qua các đường ống và quay trở lại miệng của nhà tiêu.

5. Chất thải được xử lý thủ công

Việc thu gom chất thải phòng vệ sinh công cộng ngày xưa do một số người chuyên trách đảm nhận. Họ thường làm việc khi mọi người đã đi ngủ hoặc đường phố vắng. Họ gom chất thải phòng vệ sinh và tập trung ở một nơi, ủ để khử trùng.

6. Nhà vệ sinh là nơi phát các bệnh nhiễm trùng

Sau khi lắp đặt hệ thống thoát nước đầu tiên ở các thành phố châu Âu, số ca tử vong do dịch tả và sốt thương hàn đã giảm theo cấp số nhân. Hóa ra là căn bệnh đầu tiên trong số những căn bệnh này lây lan qua nguồn nước bị ô nhiễm vì việc xử lý chất thải ra môi trường tự nhiên chưa chuyên nghiệp.

7. Bồn tắm công cộng

Từ thời Đế chế La Mã đến thời Trung cổ, đàn ông và phụ nữ tắm chung trong một bồn tắm lớn được xây dựng và điều hành bởi nhà nước. Các tòa nhà đa năng này tập trung các bể bơi nóng, lạnh và ấm, ngoài ra còn có các cửa hàng, phòng tập thể dục và thư viện. Một số có thể chứa tới 1.600 người cùng một lúc.

Tác giả: Vũ Thêm