Trà xanh
Trà xanh là loại đồ uống có chứa nhiều catechin. Đây là một chất có chống oxy hóa, có tác dụng giảm cholesterol xấu và cholesterol toàn phần trong cơ thể.
Bạn có thể sử dụng lá chè xanh tươi rửa sạch, vò nhẹ, cho vào ấm và đổ một ít nước đun sôi vào rồi gạn bỏ nước đầu. Đổ thêm nước sôi vào trà và ủ trà để uống dần trong ngày.
Lưu ý, trà xanh có chứa caffein, có thể gây mất ngủ nên không uống trước giờ đi ngủ. Ngoài ra, không uống trà khi đói bụng, không uống khi trà còn quá nóng.
Các loại trà khác như trà đen tác dụng không mạnh bằng trà xanh nhưng cũng mang lại lợi ích đối với sức khỏe, giúp cải thiện chức năng mạch máu, giảm cholesterol.
Nước ép lựu
Nước ép lựu chứa nhiều chất chống oxy hóa, nhất là polyphenol. Hàm lượng chất chống oxy hóa trong nước ép lựu rất cao, giúp ngăn chặn hoặc làm chậm sự tích tụ cholesterol trong động mặc, nhất là với những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao.
Nước ép lê
Lê có vị ngọt tự nhiên, chứa nhiều chất xơ, phần lớn là dạng pectin, được chứng minh là có tác dụng giảm mức cholesterol xấu trong máu. Pectin có thể liên kết với cholesterol và đưa chúng ra bên ngoài trước khi cholesterol được cơ thể hấp thụ.
Ngoài lê, một số loại trái cây giàu pectin khác như táo, cam, đào, chuối... cũng có thể hỗ trợ việc giảm mỡ máu hiệu quả.
Nước ép cà chua
Cà chua chứa nhiều lycopene có tác dụng trong việc cải thiện mức độ lipid và giảm cholesterol xấu trong máu. Nghiên chỉ ra rằng chế ăn nhiều cà chua (tiêu thụ khoảng 300 gram cà chua/tháng) có thể làm tăng mức cholesterol tốt HDL lên 15,2%.
Một nghiên cứu khác được thực hiện vào năm 2015 cho thấy, 25 nữ tình nguyện viện trong độ tuổi 20-30 tuổi uống 280ml nước ép cà chua mỗi ngày trong vòng 2 tháng giúp giảm lượng cholesterol trong máu.
Sinh tố quả mọng
Các loại quả mọng chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa, các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể, vừa giúp củng cố sức khỏe, vừa hạ mức cholesterol trong máu. Các loại quả mọng quen thuộc, dễ mua mà bạn có thể bổ sung vào bữa ăn hằng ngày gồm dâu tây, việt quất, mâm xôi...
Cacao
Cacao là thành phần chính của chocolate. Bản thân cacao có chứa chất chống oxy hóa flavanol có tác dụng cải thiện mức cholesterol trong máu. Một đánh giá năm 2022 cho thấy các sản phẩm có chứa cacao có thể giúp giảm cholesterol xấu LDL và cholesterol toàn phần.
Lưu ý, cacao tốt cho sức khỏe với điều kiện bạn sử dụng cacao nguyên chất. Hạn chế sử dụng các sản phẩm đã qua chế biến có hàm lượng chất béo bão hòa cao, hạn chế thêm đường, sữa, muối... vào cacao khi sử dụng.
Sữa yến mạch
Yến mạch có chứa beta-glucans, có thể tạo ra chất giống như gel trong ruột và có khả năng tương tác với muối mật. Loại chất xơ hòa tan này có thể giúp ức chế sự hấp thụ cholesterol trong cơ thể, giảm mức cholesterol tổng thể.
Sữa đậu nành
Sữa đậu nành chứa ít chất béo bão hòa, có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu. Những người bị máu nhiễm mỡ có thể sử dụng sữa đậu nành thay thế cho các loại sữa béo, sữa động vật để kiểm soát mức cholesterol trong máu.
Tác giả: Thanh Huyền
-
3 loại rau mọc dại chẳng có hóa chất: Bổ hơn thịt rẻ hơn thuốc, quý như nhân sâm, ai không biết rất tiếc
-
10 thay đổi sẽ xảy ra với cơ thể khi bạn không ăn thịt hàng ngày
-
Loại quả ‘thần dược’ dành cho người tiểu đường: Kiểm soát đường huyết, tăng cường sức khoẻ toàn diện
-
Lợi ích của hoa chuối với sức khỏe, tốt cho cả nam và nữ nhưng nhiều người còn chưa biết
-
Ngừng uống cà phê ngay nếu cơ thể xuất hiện 1 trong 10 dấu hiệu này, số 1 cực kì nguy hiểm