Tập luyện thể dục thể thao
Việc bạn thường xuyên luyện tập thể dục sẽ giúp cơ thể dẻo dai hơn, phòng ngừa nhiều bệnh tật nguy hiểm. Đồng thời, việc tập thể dục còn thúc đẩy các tế bào miễn dịch và các chất miễn dịch, nâng cao toàn diện khả năng kháng bệnh phòng ngừa loãng xương, viêm khớp, ung thư xương...
Luôn duy trì tâm trạng tốt
Theo đánh giá của các chuyên gia thì những người lạc quan có tỷ lệ tái phát ung thư thấp và thời gian sống sót lâu dài.
Việc bạn thường xuyên lo lắng, trầm cảm, căng thẳng, sợ hãi, bi quan và các vấn đề tâm lý khác là cảm xúc không thể tránh khỏi của nhiều bệnh nhân ung thư, nhưng tâm trạng lại liên quan mật thiết đến sự xuất hiện, phát triển, di căn và tiên lượng của tế bào ung thư.
Đi ngủ sớm và đúng giờ
Theo các chuyên gia cho biết: giấc ngủ giúp tăng cường khả năng miễn dịch, những người ngủ đủ giấc có hiệu suất kích hoạt các tế bào T trong cơ thể cao hơn những người ngủ kém.
Tuy nhiên, rối loạn giấc ngủ là một biến chứng phổ biến của bệnh nhân ung thư, cơn đau vết mổ và những cảm xúc tiêu cực khác nhau sau khi phẫu thuật có thể khiến bạn không thể ngủ yên. Bất kể bạn khỏe mạnh hay từng bị ung thư, hãy cố gắng cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Thường xuyên tắm nắng
Theo nhóm nghiên cứu từ Đại học McGill, thì vitamin D có thể làm chậm quá trình tế bào ung thư chuyển từ tổn thương tiền ung thư sang trạng thái ung thư, và kiểm soát sự phát triển của tế bào ung thư.
Đặc biệt, đối với bệnh nhân ung thư phổi, vitamin D là một trong những yếu tố giúp giảm nguy cơ tử vong do ung thư phổi, đồng thời giúp ngăn ngừa các phản ứng có hại nghiêm trọng có thể xảy ra trong quá trình điều trị bằng liệu pháp miễn dịch. Mỗi ngày bạn hãy phơi nắng buổi sáng sớm khoảng 10 phút mỗi ngày có thể mang lại hiệu quả tốt.
Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh
Nhiều người thường không cưỡng lại được sức hấp dẫn của nhiều món ngon như thịt nướng, gà rán, lẩu... Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều không chỉ khiến bạn tăng cân mà còn làm tăng nguy cơ tái phát ung thư và di căn.
Các chuyên gia nghiên cứu đã chỉ ra rằng béo phì do chế độ ăn nhiều chất béo sẽ nuôi tế bào ung thư và khiến các tế bào miễn dịch bên trong khối u bị “chết đói”, làm suy yếu khả năng chống ung thư và đẩy nhanh tốc độ phát triển của khối u.
Giữ cân nặng ổn định
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng béo phì có thể ảnh hưởng đến sự tái phát của ung thư gấp nhiều lần so với những người có cân nặng bình thường, phụ nữ béo phì có nguy cơ tử vong vì ung thư cao hơn 88%. Vì vậy, khi bạn ăn quá nhiều, không tập thể dục, khiến cân nặng tăng mất kiểm soát, khả năng ung thư rất cao. Hãy cố gắng chú ý giữ gìn vóc dáng, đây cũng là biện pháp để ngừa ung thư.
Tránh xa bức xạ
Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới: an toàn cho cơ thể con người khi tiếp nhận lượng bức xạ không quá 5mSv/năm. Mặc dù dưới góc độ tầm soát khối u, việc kiểm tra CT có lợi cho sức khỏe nhưng chụp CT quá nhiều trong thời gian ngắn cũng có hại.
Không uống rượu bia và hút thuốc lá
Như chúng ta đã biết, hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân lớn gây ung thư, thuốc lá rất có hại cho hệ hô hấp của con người, chất nicotin có thể gây ung thư trong tế bào.
Còn uống nhiều rượu gây kích thích mạnh vào màng nhầy của đường tiêu hóa. Rượu cũng cần được chuyển hóa bởi gan. Đối với một bệnh nhân có gan đã bị suy yếu, nó sẽ làm tăng áp lực đối với quá trình chuyển hóa gan, lâu dần có thể dẫn đến ung thư gan.
Tác giả: Min Min
-
Có thực sự phải tiêm hết 7 mũi vaccine phòng Covid-19 hay không?
-
4 loại rau tuy bổ dưỡng nhưng không tốt cho thận, chuyên gia nhắc nhở: Người có sỏi, thận yếu, suy thận nên tránh
-
3 bộ phận trên cơ thể nữ giới nên rửa thật sạch khi tắm: Khỏe người, ngừa viêm nhiễm lại kéo dài tuổi thọ
-
BS tiết lộ 5 món ăn rút cạn canxi, khiến trẻ chậm lớn, còi cọc, tổn hại IQ: Mẹ chiều quá hóa hại con
-
F0 truyền tai nhỏ tinh dầu tỏi để diệt virus, nhanh lấy lại khứu giác: BS Trương Hữu Khanh cảnh báo nguy hại