8 thực phẩm làm sạch ruột, giảm khó tiêu, giúp người nhẹ nhõm

( PHUNUTODAY ) - Thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm này sẽ tăng cường khả năng đào thải các độc tốt, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.

Mật ong

Mật ong là một trong những thực phẩm có tác dụng dưỡng sắc giải độc tốt. Nó chứa nhiều axit amin và các vitamin thiết yếu cho cơ thể. Sử dụng mật ong đều đặn không chỉ giúp cơ thể thải độc mà còn phòng ngừa bệnh tim mạch, suy nhược thần kinh...

Mật ong có chứa nhiều đường, sẽ lưu lại nước ở trong đường ruột khi được hấp thụ vào cơ thể, giúp làm sạch và thải độc ruột.

Uống mật ong khi đói sẽ giúp đẩy nhanh nhu động ruột. Nên pha loãng mật ong với nước ấm để uống khi đói. Sử dụng nước quá nóng hay quá lạnh để pha mật ong đều làm hỏng cấu trúc dinh dưỡng của loại thực phẩm này.

Mộc nhĩ

Mộc nhĩ chứa chất keo thực vật có khả năng kết dính khá mạnh. Nó có thể giúp hấp thụ các tạp chất còn lưu lại trong hệ tiêu hóa.

Mộc nhĩ là loại thực phẩm giúp làm sạch, thải độc ruột hiệu quả.

Lưu ý, người đang bị táo bón nếu ăn mộc nhĩ sẽ gây khó khăn hơn trong việc bài tiết.

Gạo lứt, gao nguyên cám

Gạo lứt chứa nhiều protein, chất xơ, khoáng chất, sắt và các loại vitamin nhóm B (B1, B2, B3). Việc sử dụng gạo lứt sẽ giúp cải thiện hệ miễn dịch, làm sạch mạch máu, tăng cường trao đổi chất, thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện tiêu hóa và làm sạch dạ dày.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng nếu tiêu thụ gạo lứt trong thời gian dài sẽ giúp đẩy các độc tố ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, gạo lứt còn giúp cân bằng lượng đường trong máu, ngăn ngừa axit uric tăng cao, ngừa táo bón.

Đu đủ

Đu đủ chứa nhiều enzyme có tác dụng phân giải protein nên nó có thể phá vỡ kết cấu của chất béo, làm giảm tải công việc của hệ tiêu hóa.

Thành phần pectin trong đu đủ cũng giúp ích cho hoạt động của dạ dày.

Lưu ý, chỉ nên ăn đu đủ ở giữa các bữa ăn, cách bữa ăn chính từ 1-2 tiếng. Nếu ăn cơm xong đã ăn đu đủ ngày thì đường ruột sẽ phải làm việc nhiều hơn. Bạn cũng có thể sử dụng đu đủ xanh kết hợp với các nguyên liệu khác để chế biến món ăn hàng ngày.

Sữa chua

Sữa chua không chỉ giàu canxi mà còn có khả năng điều hòa sự cân bằng vi sinh trong dạ dày, giúp làm sạch đường tiêu hóa, kích thích nhu động của dạ dày, đường ruột, ngăn ngừa táo bón...

Lưu ý, sữa chua hoặc các chế phẩm tương tự sữa chua nếu được chế biến hoặc pha loãng sẽ không còn nhiều tác dụng như sữa chua nguyên chất.

Rau bina

Rau bina (cải bó xôi hay cải chân vịt) là thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tốt cho dạ dày, giúp ngăn ngừa táo bón, làm sạch đường ruột... Lá rau bina có chứa chất insulin giúp ổn định đường huyết.

Loại rau này chứa nhiều vitamin, có thể ngăn ngừa các bệnh do thiếu vitamin như lở tróc miệng, quáng gà...

Rau bina cũng chứa một lượng lớn các chất chống oxy hóa giúp chống lão hóa, ngăn ngừa bệnh tật.

Rong biển, tảo bẹ

Rong biển là thực phẩm có tính kiềm, giàu i-ốt, có thể thúc đẩy sự trao đổi chất của triglycerides trong máu. Tảo bệ có chứa chất polysaccharide sunfat, giúp loại bỏ các cholesterol tích tụ trong thành mạch máu, duy trì mức cholesterol ở mức bình thường.

Tảo bẹ có độ ẩm cao với thành phần chính là chất kết dính. Chất này khi di chuyển vào ruột có thể giúp loại bỏ các chất độc hại, ngăn chặn cơ thể hấp thụ chì, cadmium và các kim loại năng khác, giúp điều trị xơ vữa động mạch, ngăn ngừa táo bón...

Táo

Táo là thực phẩm có tác dụng thúc đẩy giải độc đường ruột. Những chất có trong táo như axit galacturonic, pectin sẽ giúp giảm thiểu độc tố ở mức thấp nhất.

Ngoài ra, các chất xơ hòa tan trong táo còn giúp đào thải cặn bã trong hệ tiêu hóa một cách hiệu quả, ngăn ngừa táo bón.

Táo còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp làm chậm lão hóa của cơ thể.

Tác giả: Thanh Huyền