9 thực phẩm lành mạnh nhiều sắt giúp bổ máu

( PHUNUTODAY ) - Nếu bạn đang gặp tình trạng thiếu máu do thiết sắt, hãy bổ sung các thực phẩm nhiều sắt này vào thực đơn mỗi ngày để cải thiện sức khỏe.

Sắt là một khoáng chất tạo thành hemoglobin. Hemoglobin là một loại protein trong tế bào hồng cầu có thể liên kết với oxy. Khi mức độ sắt trong máu thấp, khả năng cung cấp oxy đi khắp cơ thể sẽ giảm. Thiếu máu do thiếu sắt là một tình trạng không hiếm gặp. Nó có thể gây ra các vấn đề như mệt mỏi, nhức đầu, cảm thấy lạnh, cảm giác lâng lâng, tim đập nhanh, hụt hơi, tóc và móng khô, dễ nhiễm trùng... Tình trạng thiếu máu do thiếu sắt có thể được phát hiện thông qua việc làm xét nghiệp. Nếu nguyên nhân thiếu máu do thiếu sắt bắt nguồn từ chế độ ăn uống không đủ dưỡng chất, người bệnh có thể bổ sung các thực phẩm nhiều sắt để từ từ cải thiện tình trạng.

Dưới dây là một số thực phẩm có hàm lượng sắt cao, có tác dụng hỗ trợ điều trị thiếu máu do thiếu sắt rất tốt.

Các loại thịt

Các loại thịt như thịt lợn, thịt bò, gan động vật đều là nguồn cung cấp sắt dồi dào. Trong đó, thịt bò được xem là thực phẩm cung cấp chất sắt tốt nhất. Bạn nên ăn một thượng thịt vừa phải trong các bữa ăn để bổ sung sắt, phòng ngừa thiếu máu. Lưu ý, không nên ăn quá nhiều thịt, nhất là thịt mỡ vì nó có thể làm tăng lượng cholesterol trong cơ thể.

Các loại thịt và các loại hải sản có hàm lượng sắt cao, giúp cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.

Hải sản

Hải sản có hàm lượng sắt dồi dào, rất tốt cho việc hỗ trợ điều trị thiếu máu. Trong các loại hải sản, sò cung cấp lượng sắt khá cao. 85 gram sò có thể cung cấp 13mg sắt. Ngoài ra, hải sản còn chứa nhiều vitamin B12 cũng rất tốt cho sức khỏe.

Trứng

Trứng cung cấp nhiều protein, vitamin, khoáng chất và cả chất sắt. Đây là thực phẩm có giá thành rẻ, dễ chế biến, dễ tiêu hóa, đa số mọi người đều có thể sử dụng được.

Trứng và các loại rau xanh cũng là thực phẩm bổ máu, cung cấp nhiều sắt.

Các loại rau xanh

Các loại rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn uống. Rau xanh không chỉ cung cấp chất xơ mà còn chứa nhiều vitamin A, C, K và folate. Rau cũng có hàm lượng sắt non-hêm dồi dào. Bổ sung các loại rau xanh trong bữa ăn thường ngày không chỉ cải thiện tiêu hóa, cung cấp vitamin, khoáng chất, các chất chống oxy hóa mà còn giúp phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt hiệu quả.

Trái cây

Các loại trái cây như cam, quýt, chanh, bưởi... có hàm lượng vitamin C dồi dào. Các loại vitamin này có tác dụng quan trọng trong việc tăng cường khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Ngoài ra, nó cũng góp phần duy trì sự lưu thông máu bình thường trong cơ thể.

Hạt bí ngô

Hạt bí ngô tuy nhỏ nhưng có lượng sắt dồi dào. Rang bí ngô ở nhiệt độ thấp sẽ giúp giữ được lượng sắt nhiều hơn. Nhiệt độ quá cao có thể làm lượng sắt giảm đi. Có thể sử dụng hạt bí ngô để làm bánh, ăn vặt, làm sữa hạt.

Đậu phụ

Đậu phụ là thực phẩm có chứa nhiều sắt. 126 gram đậu phụ có thể cung cấp 3,4mg sắt. Ngoài ra, nó còn chứa một số khoáng chất khác như canxi, magie, selen cần thiết cho sức khỏe.

Nho khô

Nho khô là lựa chọn tuyệt vời cho người thiếu máu vì thiếu sắt. Loại thực phẩm này cung cấp nhiều sắt, tốt cho việc cải thiện vấn đề thiếu máu trong cơ thể. Nho khô còn có các hợp chất kiềm có tác dụng lọc sạch, loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.

Mật ong

Mật ong có chứa sắt và mangan giúp tăng cường lượng sắt trong cơ thể, duy trì sự cần bằng của các huyết cầu màu đỏ, hỗ trợ điều trị tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.

Tác giả: Thanh Huyền