Ấn Độ đối diện 'cơn ác mộng' thứ 2: Nhiều người khỏi Covid-19 buộc phải cắt bỏ 2 mắt, không sẽ qua đời

( PHUNUTODAY ) - Ngay trong thời điểm dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành dữ dội thì tại Ấn Độ, cơn ác mộng mang tên nấm đen cũng khiến nhiều người thiệt mạng.

Tại Ấn Độ, thời kỳ này có thể coi như thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử. Không kể hết bao nhiêu người chết, nền kinh tế suy sụp, toàn bộ đất nước rơi vào khủng khoảng vì Civid-19.

Thế nhưng, Covid-19 chưa hết, người Ấn Độ lại đang phải đối mặt với dịch nấm đen, đúng là dịch trong đại dịch, nỗi khổ càng nhân gấp vạn lần.

Báo chí đưa tin, có người phải bỏ cả hai mắt vì sợ nấm đen ăn lên não thì sẽ mất mạng. Người này tên Neelam Bakshi, 47 tuổi ở Mumbai. Vào một buổi sáng bà được các bác sĩ cho biết là cả 2 mắt cần phải được loại bỏ hoàn toàn. Tại thời điểm đó thì bà không thể khóc được vì đôi mắt trở nên quá cứng, khô và sưng lên vì nhiễm nấm đen – là một loại bệnh viêm màng nhầy ở mắt.

Bác sĩ điều trị cho bà Bakshi là Renuka Bradoo có nói rằng: "Phải mất một lúc, bà ấy mới hiểu lời nói của tôi. Sau đó, bà ấy chỉ nói đơn giản: 'Tôi sẽ không thể nhìn thấy các con tôi nữa' rồi chìm vào im lặng.

Căn bệnh chết người và gây biến dạng cao này thường cực kỳ hiếm. Giờ làn sóng Covid-19 quét qua Ấn Độ nên nước này vừa bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 lại vừa đương đầu với sự bùng nổ của của bệnh nấm đen.

Được biết, các ca nhiễm nấm đen đang tăng theo cấp số nhân, cực kỳ nguy hiểm.

Tiến sĩ Bradoo, người đứng đầu khoa tai mũi họng (ENT) tại Bệnh viện Sion, cho biết là đã có sự gia tăng "theo cấp số nhân" các trường hợp nhiễm nấm. Đồng nghiệp của ông là bác sĩ phẫu thuật mắt cũng chia sẻ là ông đã lấy ra nhiều mắt hơn những gì ông tưởng tượng kể từ khi đợt dịch thứ 2 nổ ra vào đầu tháng 4: "Đó là một cơn ác mộng ngay bên trong một cơn ác mộng”.

Bình thường thì bệnh nấm đen ảnh hưởng đến những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch do mắc bệnh tiểu đường không kiểm soát được hoặc một số bệnh ung thư. Nhưng dịch Covid-19 đã tấn công bệnh nhân Covid-19 mắc tiểu đường. Những người được sử dụng steroid để khống chế virus, đẩy lượng đường trong cơ thể họ lên cao và làm tổn thương hệ thống miễn dịch của họ.

Khi khỏi bệnh covid 19, họ được xuất viện về nhà, nhưng chỉ vài ngày sau, những bệnh nhân này xuất hiện một hoặc 2 triệu chứng lạ nhưng không quá báo động, như: Chảy nước mũi nhẹ, nhức đầu, tê nhệ ở xương gò má - đó chính là dấu hiệu của nấm đen.

Nhiễm trùng này bắt đầu từ trong xoang mũi. Khoảng từ 2 đến 4 ngày nó xâm nhập vào mắt. Nếu không phát hiện trong giai đoạn này nó sẽ ăn lên não. Do dấu hiệu lúc đầu không rõ ràng nên bệnh nhân thường đến khám muộn (cảm thấy khó mở mắt hoặc cử động mắt). Thường thì 1 tuần sau đó họ mới đi gặp bác sĩ.

Phương pháp điều trị lúc này chỉ là bỏ một hoặc cả 2 con mắt. Khi mà bệnh lan đến não thì sẽ không có cách nào can thiệp được nữa, tỉ lệ tử vong là 50%,

Cho tới ngày 12/5 thì bang Maharashtra Rajesth Tope, Ấn Độ đã ghi nhận 2000 trường hợp mắc bệnh nấm đen.

Bác sĩ phẫu thuật tai mũi họng, Murarji Ghadge cảnh báo sự bùng phát đang lan tràn và tàn phá khắp nơi: “Đêm qua, tôi phải phẫu thuật bỏ mắt của một bệnh nhân vào lúc nửa đêm trước khi nhiễm trùng lên não. Lúc 3 giờ sáng, tôi phải phẫu thuật cho một bệnh nhân khác. Hôm nay tôi sẽ cắt bỏ toàn bộ hàm trên và má của một phụ nữ trẻ. Tôi chưa bao giờ thấy bất cứ thứ gì giống như vậy."

Một bác sĩ nói rằng 60% bệnh nhân của bà cần phải múc bỏ một hoặc cả hai mắt. 30% trường hợp, bệnh nấm đen (liên quan đến màu của mô hoại tử) đã lan đến khu vực liên sọ và không có cách nào cứu chữa. Bác sĩ nói rằng hầu hết các bệnh nhân đều không có thời gian để nghĩ ngợi trước khi ký vào đơn đồng ý vì phải nhanh chóng phẫu thuật ngay lập tức trước khi virus ăn  lên não. Hiểu đơn giả là 1 là mất mắt, 2 là mất mạng.

Một bệnh nhân vừa mới mất đi 1 mắt tên Khurshida Bano, 49 tuổi chia sẻ lại là khoảnh khắc con trai bà nói không muốn mất mẹ là đồng nghĩa với việc bà phải chấp nhận mất đi con mắt trái. Thật may mắn sau khi làm phẫu thuật thì tim phổi, thận của và đều ổn định cả, điều quan trọng là bà đã giữ được mạng sống.

Tác giả: Thạch Thảo