Ăn hồng kiểu này bảo sao “miệng nôn trôn tháo”, bỏ ngay trước khi quá muộn

( PHUNUTODAY ) - Hồng là một loại quả lành tính nhưng không phải ai cũng ăn được và ăn theo kiểu này sẽ khiến bạn mất mạng có ngày.

Tại Trung Quốc, một phụ nữ đã phải nhập viện cấp cứu sau khi xuất hiện triệu chứng đau bụng dữ dội và liên tiếp nôn mửa dữ dội khiến toàn thân tê liệt. Theo chẩn đoán ban đầu của các bác sĩ thông qua hình ảnh CT hai chiều, bác sĩ phát hiện phần bụng của của bệnh nhân có tồn tại dị vật mờ ảo. Khi bác sĩ tìm hiểu thì đã kết luận bệnh nhân bị bệnh kết sỏi dạ dày. Thông qua quá trình điều tra bệnh sử, bệnh nhân cho biết cách đó ít hôm cô đã ăn liền một lúc 3 quả hồng trong lúc bụng đói dẫn tới tình trạng sỏi dạ dày.

Bác sĩ  lý giải cho  trường hợp của bệnh nhân trên là bị sỏi do ăn hồng, trong hồng có axit Tannin và pectin là những chất làm săn niêm mạc ruột, ảnh hưởng tới nhu động ruột. Khi bạn ăn quá nhiều, nhất là lúc đói, axit dạ dày tương đối cao, các chất tannin - pectin cộng với hàm lượng chất xơ cao sẽ kết tụ dưới tác dụng của axit dạ dày khiến đầy bụng, khó tiêu, đau bụng, người bị nặng có thể cảm thấy buồn nôn, nôn mửa. Ăn nhiều sẽ vón lại tạo thành sỏi ở khu vực ruột non, dễ dẫn đến tắc ruột, sỏi ruột sỏi dạ dày.

Không ăn hồng khi bụng đói

Những kiêng kỵ khi ăn hồng ai cũng nên nhớ

Không ăn cùng canh cua: Trong thành phần dinh dưỡng của quả hồng có chất kỵ với canh cua. Nếu bạn ăn chung hai loại thực phẩm này với nhau thì chất tannin và các thành phần khác trong quả hồng có thể làm cho protein trong thịt cua rắn lại, chất rắn đó lâu dần sẽ lưu lại trong ruột rồi lên men và thối rữa, có thể gây buồn nôn, đau bụng, đi ngoài vô cùng nguy hiểm tới sức khỏe.

Không ăn khi uống rượu: Trong thành phần dược tính của quả hồng có tính hàn, còn rượu vị cay hơi đắng, tính nóng có độc. Khi bạn kết hợp hại loại này vào cùng một lúc sẽ khiến cho dạ dày sẽ kích thích bài tiết đường ruột, tanin trong quả hồng đi vào dạ dày sẽ tạo thành một chất sền sệt, dính nhầy, dễ kết hợp với cellulose tạo thành cục máu đông, vừa khó tiêu hóa dần dần sẽ gây tắc ruột nguy hiểm tính mạng.

Không ăn hồng với canh cua

Không ăn hồng khi bụng đói: Trong thành phần dinh dưỡng của hồng chứa khá nhiều tanin và pectin, nếu ăn lúc đói chúng sẽ kết tụ dưới tác dụng của axit dạ dày. Nếu những khối kết tụ này không xuống được ruột non thông qua môn vị, sẽ lưu lại trong dạ dày và hình thành sỏi trong đó. Nếu bạn không có cách lấy những viên sỏi đó ra sẽ dẫn tới nôn mửa, thậm chí nôn ra máu ảnh hưởng tới tính mạng.

Không ăn cùng trứng: Trong thành phần của quả hồng có chất kỵ với trứng. Nếu bạn ăn hai loại này cùn nhau sẽ là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và viêm ruột cấp tính, có thể dẫn tới nôn mửa ngộ độc trong tức thì.

Không ăn nếu tiêu hóa kém: Hồng rất lành tính nhưng nếu bạn đang bị tiêu chảy, lạnh bụng thì không nên ăn hồng. Ngoài ra, phụ nữ sau sinh và những người bị cảm lạnh không nên ăn. Những người có chức năng dạ dày kém, viêm dạ dày mãn tính, khó tiêu, những người bị cắt dạ dày cũng không được ăn.

Tác giả: Min Min