Ăn măng cụt rất tốt nhưng 4 nhóm người này tuyệt đối không được động vào, tránh tổn hại sức khỏe

( PHUNUTODAY ) - Măng cụt chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể tuy nhiên không phải ai cũng nên ăn loại quả này.

Lợi ích của măng cụt đối với sức khỏe

Hỗ trợ giảm cân

Măng cụt có chứa kháng thể xanthone có tác dụng khắc phục tác hại của cholesterol xấu, giúp ổn định huyết áp đồng thời duy trì vóc dáng thon gọn.

Chống viêm

Loại quả này có tác dụng chống dị ứng, kháng viêm bằng cách hạn chế tiết ra histamin và prostaglandin - các hợp chất gây ra viêm và sưng tấy trong cơ thể.

Làm chậm quá trình lão hóa

Măng cụt chứa nhiều vitamin A, C, E giúp tăng cường khả năng chống oxy hóa của cơ thể, hạn chế tốc độ lão hóa của tế bào. Thường xuyên ăn loại quả ngày còn giúp phòng ngừa các vấn đề về da như lão hóa da, viêm da, eczema...

Giúp vết thương mau lành

Với khả năng kháng khuẩn, chống viêm, ăn măng cụt, uống nước đun từ lá và vỏ măng cụt có tác dụng thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương.

Những người không nên ăn măng cụt

Người bị bệnh về tiêu hóa

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn nhiều hơn 30 gram măng cụt có thể gây ra tình trạng tiêu chảy. Bên cạnh đó, ăn quá nhiều măng cụt có thể làm triệu chứng táo bón ở người bị hội chứng ruột kích thích trở nên nghiêm trọng và gây biến chứng liệt dạ dày ở người bị bệnh tiểu đường.

Người bị bệnh đa hồng cầu

Đa hồng cầu là một rối loạn khi tủy xương sản xuất quá nhiều hồng cầu, làm tăng hồng cầu trong máu. Bệnh nhân mắc căn bệnh này nên hạn chế ăn măng cụt vì nó có thể làm tăng khối lượng hồng cầu.

Phụ nữ có thai và cho con bú

Đây là loại trái cây không phù hợp với phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú và trẻ sơ sinh. Tác dụng phụ của nó là gây ra mất ngủ, đau bụng, đau cơ, nhức đầu nhẹ, đau khớp, buồn nôn, khó thở, choáng váng... Khi thấy những biểu hiện này cần dừng ăn măng cụt ngay lập tức. Hầu hết các tác dụng phụ của măng cụt đều chỉ là tàm thời và có thể khắc phục được khi hạn chế ăn loại quả này.

Người đang trong quá trình hóa trị, xạ trị

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng măng cụt có thể ảnh hưởng đến quá trình hóa trị, xạ trị. Điều này xảy ra do một số loại thuốc hóa trị liệu phụ thuộc vào việc sản xuất các gốc tự do để tiêu diệt khối u. Các chất chống oxy hóa mạnh có trong măng cụt sẽ loại bỏ các gốc tự do này và làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc.

Một số lưu ý khi ăn măng cụt

Không nên ăn khi đói

Măng cụt có vị chua chua ngọt ngọt với hàm lượng axit lactic cao. Vì vậy, ăn măng cụt khi đói có thể khiến bạn bị đau dạ dày. Tốt nhất bạn chỉ nên ăn măng cụt sau bữa ăn như một món tráng miệng.

Sử dụng lượng vừa đủ

Măng cụt chứa dưỡng chất tốt cho cơ thể tuy nhiên ăn quá nhiều lại sinh ra các phản ứng phụ. Loại quả này có vị chua và hàm lượng chất xơ cao, ăn quá nhiều sẽ không tốt cho cơ quan tiêu hóa.

Ngoài ra, ăn quá nhiều măng cụt còn có thể dẫn tới phản ứng dị ứng nhẹ như nổi mề đay, da mẩn ngứa, đỏ, sưng, phát ban. Trường hợp nặng có thể bị sưng miệng, môi, họng, tức ngực.

Một nghiên cứu của Mỹ cho thấy nếu tiêu thụ măng cụt hàng ngày trong 12 tháng có thể gây ra nhiễm axit lactic nặng với các biểu hiện như buồn nôn, cơ thể yếu. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây sốc, nguy hiểm đến tính mạng.

Tốt nhất bạn chỉ nên ăn măng cụt 2-3 lần/tuần, mỗi lần không nên ăn quá 1kg.

Tác giả: Thanh Huyền