Ăn sáng đúng giờ có tác dụng gì cho sức khỏe của trẻ?

( PHUNUTODAY ) - Với nhiều trẻ, thói quen bỏ bữa ăn sáng sẽ khiến các con đối mặt với nguy cơ thiếu dưỡng chất dẫn đến suy dinh dưỡng, gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, tập trung và học hỏi. Vì thế, hãy chú ý cho trẻ ăn sáng đúng giờ để bảo vệ sức khỏe của con.

Bữa sáng từ 7-8 giờ

Theo các chuyên gia sức khỏe, muốn cho trẻ phát triển sức khỏe toàn diện mẹ nên cho con ăn sáng vào 7 - 8 giờ sáng. Nguyên nhân là nếu mẹ ăn sau 10 giờ sẽ ảnh hưởng đến mức độ thèm ăn và dễ ảnh hưởng tới bữa trưa của bé.

Khi mẹ cho bé ăn sáng đúng giờ sẽ giúp dịch vị dạ dày của bé tiết ra nhiều hơn, khiến cho bé ăn ngon miệng và phát triển sức khỏe toàn diện tốt. Đồng thời, khi mẹ cho bé ăn no buổi sáng giúp chúng ta nạp đủ năng lượng và ít có nhu cầu ăn vặt trong ngày không gây béo phì tăng cân cho bé.

Với trẻ suy dinh dưỡng, chế độ ăn uống là vô cùng quan trọng bởi nó chính là “chìa khóa” để cải thiện sức khỏe và giúp trẻ bắt kịp đà tăng trưởng, phát triển chiều cao so với các bạn đồng trang lứa.

Chế độ ăn sáng tốt cho sức khỏe của bé

Thực phẩm giàu calo: Bữa sáng mẹ nên sử dụng thực phẩm giàu calo và chứa nhiều chất dinh dưỡng hàng ngày sẽ tốt cho sự tăng trưởng của trẻ. Mẹ nên cho bé ăn nhiều thực phẩm giàu calo bao gồm: Các loại hạt vỏ cứng, bơ đậu phộng, pho mát, sữa, bơ và trái cây khô,... Ngoài các thực phẩm kể trên, bạn có thể cho trẻ sử dụng thêm sữa bột, các loại súp và thịt hầm để giúp bữa ăn của trẻ bị suy dinh dưỡng thêm phong phú cung cấp đủ dưỡng chất cho bé phát triển chiều cao vượt trội

Thực phẩm giàu canxi và vitamin: Bữa sáng mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu canxi là khoáng chất rất cần thiết trong việc phát triển hệ xương, đặc biệt là những trẻ bị suy dinh dưỡng dạng thấp còi thì chủ yếu là do thiếu canxi. Mẹ nên cho bé ăn trứng, súp lơ xanh,…

Thực phẩm giàu protein: Theo các chuyên gia về dinh dưỡng khuyên cha mẹ cần bổ sung thực phẩm giàu protein hay các loại thức ăn có chứa nhiều chất đạm trong chế độ ăn của những trẻ bị suy dinh dưỡng. Mẹ nên cho bé ăn bữa sáng có đủ tinh bột, dưỡng chất để phát triển sức khỏe toàn diện.

Dưới đây là 7 tác hại của việc không ăn sáng:

Quá trình chuyển hóa giảm

Sự trao đổi chất ở trẻ em thường diễn ra cao hơn so với người lớn. Điều này giải thích tại sao trẻ cần ăn các thực phẩm bổ dưỡng để hỗ trợ quá trình tăng trưởng. Nếu trẻ ăn đủ bữa và được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất, quá trình trao đổi chất cho phép cơ thể đốt cháy calo để giúp trẻ phát triển nhanh chóng.

Thói quen bỏ bữa sáng đồng nghĩa với việc cơ thể trẻ không được cung cấp chất dinh dưỡng trong gần mười hai giờ. Lúc này, để tiết kiệm năng lượng tiêu hao cho các hoạt động vui chơi và học tập, cơ thể trẻ sẽ điều chỉnh tốc độ trao đổi chất chậm lại. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tăng trưởng.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Tuyến tụy đảm nhiệm việc sản xuất insulin giúp tiêu hóa lượng đường có từ thức ăn mà chúng ta ăn vào. Thói quen bỏ bữa sẽ dẫn đến sự bất thường về lượng đường trong máu có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Thiếu tập trung

Một tác hại của việc không ăn sáng khác là não bị thiếu dưỡng chất. Cũng giống như các cơ quan khác, não cần có năng lượng để có thể hoạt động đúng cách và việc trẻ ăn đủ bữa với đầy đủ dưỡng chất chính là nguồn cung cấp năng lượng cho não.

Thói quen bỏ bữa ăn sáng chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến sự tập trung, khả năng tiếp thu của trẻ. Điều này có thể lý giải tại sao kết quả học tập của trẻ sút kém hoặc thua các trẻ khác.

Tâm trạng bất thường

Bạn nhận được phản ánh về sự khó chịu, tính hay giận dữ hoặc có các phản ứng bất thường của trẻ từ giáo viên, người thân, trẻ cùng xóm? Đó có thể là một tác hại của việc không ăn sáng mà con bạn đang gặp phải. Việc thường xuyên bỏ bữa sáng có thể làm cho trẻ quen dần với cơn đói cấp tính, nhưng điều này lại gây ảnh hưởng đến tâm trạng trẻ. Điều này giải thích tại sao trẻ có thể khó chịu, dễ nổi giận hay có các phản ứng bất thường với bạn bè và người khác.

Thiếu năng lượng

Trẻ em rất hiếu động, luôn chạy nhảy chơi đùa cả ngày mà dường như không hề có chút mệt mỏi. Nhưng nếu con bạn thường xuyên bỏ bữa ăn sáng, bé sẽ tỏ ra ủ rũ, thờ ơ hoặc rất uể oải khi phải tham gia các hoạt động vui chơi.

Bữa ăn sáng với đầy đủ dưỡng chất thiết yếu đóng góp 25% năng lượng cả ngày của trẻ. Do đó, việc bỏ bữa ăn sáng trong thời gian dài vô tình khiến trẻ mất đi nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể.

Tác giả: Mộc