Các ổ dịch tại khu tập thể, chung cư
Trong thời gian gần đây, chúng ta liên tục phát hiện các ổ dịch ở các khu tập thể, ngõ hẹp, chung cư điển hình như ngõ 328-330 Nguyễn Trãi (phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã ghi nhận hơn 300 trường hợp F0.
Sở dĩ dịch lây lan nhanh như vậy là do mật độ dân cư cao, đất chật, người đông, đặc biệt còn có tình trạng người dân phải sử dụng chung nhà vệ sinh công cộng.
PGS. TS. Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc BV Phổi Trung ương chia sẻ trên Infonet, mật độ dân cư quá đông sẽ làm tăng nguy cơ lây lan Covid-19. Không chỉ ở Hà Nội, bài học ở các vùng dịch cũng cho thấy, các khu nhà trọ, khu đông dân cư với cơ sở vật chất sinh hoạt kém sẽ có nguy cơ lây nhiễm cao hơn.
Theo BS Nhung, người dân cần nâng cao các biện pháp phòng bệnh. Nếu giãn cách mà không tuân thủ phòng dịch thì rất khó để tránh lây nhiễm. Đầu tiên, nếu người dân thực hiện đúng quy định giãn cách nhà với nhà thì sẽ không có sự lây lan nhanh như vậy.
Phòng dịch ở khu tập thể cũ, ngõ hẹp, khu nhà trọ
PGS. TS. Nguyễn Viết Nhung khuyến cáo những người đang sống ở các khu tập thể cũ, các phòng trọ san sát nhau, sử dụng chung nhà vệ sinh cần nắm các nguyên tác dưới đây để phòng ngừa dịch bệnh:
Luôn luôn đeo khẩu trang khi bước ra khỏi nhà.
Khi đi ngang qua nhà hàng xóm, không nên chào hỏi như trước. Mọi người cần hiểu chúng ta đang phải đối mặt với dịch bệnh, không cần câu nệ kiếm câu chuyện làm quà.
Nếu nhà bạn đối diện cửa nhà hàng xóm, hãy cố gắng cùng nhau làm thông thoáng nhà cửa.
Không nên ngồi ngoài cửa nhà và nói với sang nhà hàng xóm.
Không nên ra khu vực sân chơi chung để tụ tập, buôn chuyện.
PGS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ nhiều người cho rằng hàng xóm an toàn thì mình cũng an toàn. Tuy nhiên, bạn không thể biết được hàng xóm của mình có phải là F0 hay không. Do đó, tốt nhất vẫn nên giữ khoảng cách.
Đối với những người dân phải sử dụng khu vệ sinh chung, hãy giữ vệ sinh, luôn rửa tay với xà phòng hoặc cồn khi rời khỏi khu vệ sinh. Khi về nhà, hãy tiếp tục khử khuẩn trước khi bước vào nhà.
Khi đi chung cầu thang bộ, hãy bỏ thói quen vịn tay vào hành lang; đi nhanh, không nói chuyện, không ho, hắt hơi xả ra khu vực chung.
Phòng dịch khi sống ở chung cư
Đối với những người đang sống ở chung cư, PGS Nguyễn Viết Nhung đưa ra lưu ý đặc biệt với khu vực hành lang và thang máy.
Hành lang chung cư cũng là khu vực chung, bí và ít thông thoáng nên có nguy cơ lây nhiễm virus. Chúng ta nên hạn chế nói chuyện, tiếp xúc trong hành lang. Nếu có cửa thông gió, hãy mở cửa để hành lang được thông thoáng.
Thang máy thường bí và không rõ ai đã ra vào. Nếu một người mang mầm bệnh đi vào thang máy, họ có thể phát tán virus và làm nhiều người khác có nguy cơ bị lây nhiễm. Do đó, khi sử dụng thang máy, cố gắng không dùng tay bấm nút, không sờ tay vào các bề mặt trong thang máy. Khi thấy thang máy đông người, không nên bước vào. Có thể quay lưng vào nhau khi nhiều người đi chung thang máy.
Trong thang máy, mọi người nên trật tự, không nói chuyển. Khi rời khỏi thang máy vào nhà, hãy khử trùng tay hoặc rửa tay với xà phòng sát khuẩn.
Giám đốc BV Phổi Trung ương khuyến cáo thêm: ''Trong nhà, bạn cần đảm bảo nhà luôn sạch, thoáng khí, hạn chế dùng điều hoà. Nên bật quạt để lưu thông khí tốt hơn, mở cửa sổ cho thoáng''.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Thực hư việc súc họng thường xuyên để ngăn ngừa Covid-19: Bác sĩ chuyên khoa Tai-Mũi-Họng lên tiếng
-
Nếu một ngày hàng xóm trở thành F0, cần làm gì? BS hướng dẫn cách xử trí để đảm bảo an toàn
-
4 thói quen làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não, đột quỵ, nhất là điều thứ 2
-
BS người Việt ở Nhật ngày đi làm ở bệnh viện, tối vẫn chơi với con: 4 bí quyết quan trọng tránh nhiễm virus
-
5 thực phẩm khiến chị em càng ăn càng trẻ, 40 tuổi nhưng nhìn như mới 20