1. Rau giá đỗ
Đậu tương sau khi làm thành giá đỗ, dinh dưỡng càng thêm phong phú, trong đó – caroten tăng gấp 3 lần, vitamin B1 tăng gấp 4 lần, vitamin C tăng gấp 4-5 lần.
Giá đỗ là loại rau chứa chất béo và năng lượng thấp, mà chứa nước và chất xơ lại nhiều hơn, cho nên thường ăn giá đỗ không chỉ rất có ích cho sức khỏe, còn tốt cho việc làm ốm đẹp dáng.
Giá đỗ được bán với giá cực rẻ nhưng lại có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, giải khát, tiêu thực. Ăn nhiều giá đỗ giúp bảo vệ các tế bào của cơ thể, ngăn ngừa quá trình lão hóa, kéo dài tuổi thọ. Giá đỗ còn chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất giúp bảo vệ mạch máu, giúp máu lưu thông trơn tru hơn.
2. Loại rau dền
Rau dền là loại rau phổ biến trong các bữa ăn của mọi gia đình. Nó có vị ngọt, tính mát, chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, với hàm lượng chất sắt rất cao, đây là một trong những loại thực phẩm cung cấp chất sắt phổ biến nhất hiện nay với mọi gia đình Việt.
Rau dền là loại rau khá phổ biến trong các bữa ăn gia đình. Loại rau này được ví là loại rau "trường thọ", "bổ hơn thịt, rẻ hơn thuốc". Đây là loại rau có hàm lượng chất sắt cao nhất trong các loại rau tươi.
Rau dền có vị ngọt, mát đồng thời chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Thành phần sắt trong rau dền chiếm hàm lượng khá cao. Sử dụng rau dền có thể giúp giảm viêm, tốt cho xương, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, đái tháo đường...
3. Loại rau lá hẹ
Rau hẹ không chỉ được dùng nhiều trong các món ăn…, mà còn là cây thuốc chữa được nhiều bệnh. Cây có dược tính mạnh và có mùi hương rất đặc trưng.
Lá hé được mệnh danh là rau của thận, giúp nuôi dưỡng và thúc đẩy tiêu hóa. Loại rau này cũng chứa nhiều vitamin và chất xơ thô, có tác dụng trị táo bón, ngăn ngừa ung thư ruột kết. Đồng thời, lá hẹ cũng có công dụng làm tan huyết ứ, thúc đẩy tuần hoàn máu và giải độc. Mọi người có chế biến lá hẹ bằng cách nấu canh với tôm hay thịt hoặc xào trứng…
Theo Đông y, cây rau hẹ có tác dụng làm thuốc cụ thể, lá hẹ để sống có tính nhiệt, nấu chín thì ôn, vị cay; vào các kinh Can, Vị và Thận. Có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ và giải độc. Thường dùng chữa ngực đau tức, nấc, ngã chấn thương,... Gốc rễ hẹ có tính ấm, vị cay, có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ, thường dùng chữa ngực bụng đau tức do thực tích, đới hạ, các chứng ngứa,..
Tác giả: Quỳnh Trang
-
Mỡ máu cao dù gầy như "xác ve": Thấy đau bộ phận này đừng nên làm ngơ
-
Tư thế ngủ tốt nhất cho giấc ngủ và cải thiện sức khỏe mà ai cũng nên biết
-
6 dấu hiệu của cơ thể cảnh báo bạn đang uống nhiều cà phê, cần dừng ngay lại
-
Nên làm gì khi muốn giảm cân đón tết nhưng liên tục có tiệc tất niên vào cuối năm?
-
Bất ngờ với 5 lợi ích của củ cải đường đối với sức khỏe