Bán nhà ở xã hội chưa đủ 5 năm bị xử lý thế nào?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 62 Luật Nhà ở 2014 và khoản 4 Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP, tất cả những người mua hoặc thuê nhà ở xã hội chỉ được phép chuyển nhượng hợp đồng sau thời hạn 5 năm sử dụng. Trừ một số trường hợp đặc biệt. Như vậy, nếu cố tình thực hiện mua bán nhà ở xã hội khi chưa đủ thời hạn 05 năm (trừ các trường hợp được phép theo luật định) thì:
- Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê sẽ bị vô hiệu.
- Bên mua sẽ bị buộc phải bàn giao lại nhà ở xã hội cho đơn vị quản lý. Trường hợp cố tình không bàn giao thì Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tính sẽ thực hiện cưỡng chế thu hồi nhà ở.
Cụ thể, khoản 6 Điều 62 Luật Nhà ở 2014 số 65/2014/QH13 khẳng định:
“Mọi trường hợp cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội không đúng quy định của Luật này thì hợp đồng cho thuê, thuê mua, mua bán nhà ở không có giá trị pháp lý và bên thuê, thuê mua, mua phải bàn giao lại nhà ở cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội; trường hợp không bàn giao lại nhà ở thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở tổ chức cưỡng chế để thu hồi lại nhà ở đó.”
Bên cạnh đó, trường hợp cố tình rao bán nhà ở xã hội chưa đủ điều kiện theo quy định tại Điều 64 Nghị định 16/2022/NĐ-CP cũng sẽ bị phạt như sau:
- Tiến hành phạt tiền từ 40 - 60 triệu đồng khi bán/cho thuê/cho thuê mua nhà ở xã hội không đúng đối tượng hoặc không đảm bảo được các điều kiện theo quy định của Luật Nhà ở.
- Tiến hành phạt tiền từ 100 - 120 triệu đồng khi bên thuê/thuê mua/mua nhà ở xã hội bán/cho thuê lại/cho mượn nhà không đúng quy định.
- Thực hiện thu hồi lại nhà ở xã hội hoặc phải hoàn trả lại tiền cho bên mua, thuê mua.
Lưu ý: Mức phạt trên là mức phạt áp dụng đối với tổ chức, đối với cá nhân vi phạm thì mức phạt bằng 1/2 mức phạt nêu trên (theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP).
Điều kiện chuyển nhượng nhà ở xã hội khi chưa đủ 5 năm
Theo quy định tại khoản 4 Điều 62 Luật Nhà ở 2014 và khoản 5 Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP, điều kiện để được chuyển nhượng nhà ở xã hội khi chưa đến thời hạn 05 năm gồm:
- Điều kiện đầu tiền là bên mua, bên thuê mua đã thanh toán hết tiền mua, tiền thuê nhà ở.
- Đối tượng được bán lại:
Đơn vị thực hiện việc quản lý nhà ở xã hội đó: Bán lại cho Nhà nước hoặc bán lại cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội.
Tất cả những người có công với cách mạng
Tất cả những hộ nghèo, hộ cận nghèo khu vực nông thôn
Tất cả những hộ gia đình thuộc vùng nông thôn thường xuyên xảy ra thiên tai, biến đổi khí hậu.
Tất cả những người có thu nhập thấp, hộ nghèo, hộ cận nghèo khu vực đô thị.
Tất cả những người lao động đang làm việc tại khu công công nghiệp.
Tất cả những trường hợp là sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thuộc các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân.
Tất cả những cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của luật về cán bộ, công chức, viên chức.
Tất cả các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 Luật Nhà ở.
Tất cả học sinh, sinh viên tại các trường Đại học, Cao đẳng, Học viện, dạy nghề và học sinh trường dân tộc nội trú được sử dụng nhà ở xã hội trong thời gian vẫn còn học tập.
Tất cả những hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất, phải giải tỏa, phá dỡ nhà nhưng chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà đất để ở.
Như vậy, ngoại trừ các đối tượng trên, bên bán sẽ không được quyền bán nhà ở xã hội cho bất kỳ người nào khác.
Tác giả: Min Min
-
Khóa SIM, thu hồi số điện thoại với 4 đối tượng này, ai cũng cần biết để tránh mất số
-
Hô đổ xăng 50 ngàn hay 100 ngàn đều hớ: Có 1 cách thông minh, chẳng lo người bán qua mặt
-
7 trường hợp bị từ chối cấp hộ chiếu trong năm 2024-2025: Cố tình gửi hồ sơ đi cũng bị trả về
-
Nhặt được tiền rơi tự ý sử dụng có vi phạm pháp luật không? Người nhặt được có quyền gì với tài sản này?
-
Những tuyến phố lắp camera phạt nguội ở Hà Nội, người điều khiển ô tô và xe máy cần chú ý