Dinh dưỡng trong gan lợn:
Trong gan có đủ tất cả các thành phần như đạm, đạm trong gan cũng là đạm hoàn thiện, chứa nhiều giá trị dinh dưỡng mà cơ thể con người rất cần thiết, vitamin A trong gan nhiều hơn trong thịt, cá, trứng, sữa, chất sắt cùng các nhóm vitamin được tập hợp.
Trong gan có rất nhiều men, men tiêu hóa, men thải độc, đặc biệt hơn là không có một phủ tạng nào lại có nhiều men có lợi như bộ phận gan. Chính vì thế, khi chất hại nào vào gan, thì gan chính là nơi thải chất độc hại ra ngoài. Gan là bộ phận chuyển hóa và đào thải chất độc trong cơ thể”.
Ngoài ra, BS dinh dưỡng còn cho biết, trẻ nhỏ cần được ăn gan 2 lần/tuần để có thể tăng lượng vitamin A, tăng sức đề kháng và giảm các bệnh nhiễm khuẩn. Thêm vào đó, gan vốn có nhiều chất nên các bé được ăn gan thường xuyên sẽ không lo thiếu máu, với những bé đang độ tuổi ăn dặm có thể cho bé ăn 30g – 50g/mỗi bữa.
5 điều cần chú ý khi ăn gan lợn
Bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít gan lợn
Gan lợn chứa hàm lượng cholesterol tương đối cao. Nếu một lúc ăn quá nhiều sẽ nạp vào một lượng lớn cholesterol, dẫn đến xơ cứng động mạch và làm bệnh tim mạch nặng thêm. Cho nên bệnh nhân cao huyết áp và nên ăn ít gan lợn.
Không ăn gan lợn cùng thực phẩm giàu vitamin C
Trong gan lợn có khá cao hàm lượng đồng, điều nguy hiểm là chất này có thể kết hợp với vitamin C khiến cho món ăn mất hết chất dinh dưỡng. Ví dụ như không nên xào giá đỗ với gan. Vì thành phần của giá đỗ có nhiều vitamin C, xào chung hai loại này với nhau, vitamin C trong giá đỗ sẽ bị oxy hóa hết và chất dinh dưỡng trong giá đỗ lúc này bằng không.
Nên ngâm gan trước khi ăn
Đầu tiên nên ngâm gan lợn trong nước muối khoảng 10 phút rồi mới chế biến, hoặc tốt hơn nữa thì có thể phải ngâm trong nước muối trên 30 phút. Như vậy, những chất độc trong gan mới được phân hủy phần nào. Bởi các chất độc trong gan lợn chưa được thải ra hết thì những chất độc đó sẽ sót lại ở máu trong gan, khi ăn có thể dẫn đến bệnh ung thư, máu trắng hoặc các bệnh khác.
Phải chế biến cho chín kĩ
Nếu chế biến trong thời gian quá ngắn thì không thể giết chết một số vi khuẩn gây bệnh và trứng kí sinh trùng trong gan. Bởi vậy, nếu ăn món gan lợn, bạn không nên chế biến sơ qua, hãy chế biến kỹ để giết chết vi khuẩn và trứng kí sinh trùng trong gan.
Phụ nữ mang thai không nên ăn gan lợn thường xuyên
Ngoài ra, nếu phụ nữ mang thai mà ăn quá nhiều gan lợn thì sẽ dẫn đến lượng vitamin A trong cơ thể quá nhiều, đối với thai phụ và thai nhi đều không tốt. Vitamin A trong cơ thể thai phụ vượt quá tiêu chuẩn thì sẽ dẫn đến các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, tổn thương da, thai nhi cũng có thể dẫn đến bị dị dạng. Cho nên phụ nữ mang thai chỉ nên thỉnh thoảng ăn gan lợn chứ không nên ăn thường xuyên.
Để an toàn, sau khi mua gan lợn về cần phải chế biến kỹ bằng cách sau:
- Rửa gan trực tiếp dưới vòi nước, nếu miếng gan nguyên cần cắt, hoặc lấy dao khía để loại bỏ máu tồn dư.
- Ngâm gan trong nước muối khoảng 10 phút đến nửa giờ. Ngoài ra, bạn cũng có thể ngâm chúng trong sữa tươi, khi ăn sẽ không còn mùi hôi và có cảm giác ngon hơn.
- Sau khi ngâm gan cần rửa sạch, bóp hết máu đọng trong gan rồi nấu chín kỹ mới nên ăn.
Ngoài ra, chuyên gia dinh dưỡng Phạm Thị Thúy Hòa cũng khẳng định: “Để có được món gan ngon, giàu dinh dưỡng có thể chế biến ra rất nhiều món khác nhau như gan rán om nước dừa, nhưng tuyệt đối gan không được xào với giá đỗ. Muốn có món gan đảm bảo chất lượng vệ sinh thực phẩm, người nấu phải biết cách chế biến. Bởi khi chưa chế biến chín sản phẩm có rất nhiều vi khuẩn, kí sinh vật”.
Tác giả: Mộc
-
6 thực phẩm hại thận "thủng lỗ chỗ" nếu ăn vào buổi sáng, số 1 nhiều người Việt vẫn ăn hàng ngày
-
6 việc nên và không nên làm sau khi ngủ dậy: Thực hiện đúng cả 6 để sống thọ và luôn khỏe mạnh
-
20 điều đàn ông luôn muốn phụ nữ thấu hiểu nhưng e dè không dám nói, chị em hiểu được quả là "cao thủ"
-
Buổi sáng ăn quẩy cùng phở là "hại thận": Sai lầm khi ăn sáng 10 người 9 người mắc
-
Cảnh báo: Cô gái hôn mê sâu vì nặn mụn ở vùng "tam giác ch.ết", chị em chớ chủ quan