1. Giảm huyết áp
Trong số rất nhiều các loại rau củ khác nhau, củ cải đường là một loại có tác dụng giảm huyết áp vì chúng giàu kali và nitrat. Trong khi đó, một chế độ ăn có chứa nhiều thực vật sẽ giúp làm tăng kali và giảm huyết áp.
Đồng thời, nitrat còn có tác dụng làm giãn nở các mạch máu trong cơ thể (giãn mạch), nghĩa là tim không phải làm việc nhiều để lưu thông máu. Thậm chí, theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết tác dụng của củ cải đường đối với huyết áp còn có thể tồn tại đến 3 tháng sau khi ngừng uống".
2. Hỗ trợ sức khỏe đường ruột
Trong củ cải đường có chứa các chất xơ đặc biệt hệ vi sinh vật, từ đó giúp làm tăng số lượng và sự đa dạng của vi khuẩn tốt trong hệ tiêu hóa và nâng cao sức khỏe đường ruột. Củ cải đường có chứa các hợp chất có lợi cho hệ vi sinh vật đường ruột như pectin và pectic-oligosaccharides, nghĩa là chúng nuôi dưỡng các vi khuẩn hữu ích.
Bên cạnh đó, các hợp chất khác trong củ cải đường, như betalain và phenolics, có thể tăng cường tác dụng của các axit béo chuỗi ngắn trong ruột, góp phần làm giảm viêm, tăng mức bảo vệ đường ruột và nhiều tác dụng khác.
3. Hỗ trợ thải độc tự nhiên
Chắc hẳn bạn sẽ bất ngờ với một điều rằng, gan của cơ thể chúng ta có khả năng tự giải độc cơ thể và đây cũng chính là một trong những chức năng chính của nó. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chế độ ăn uống không thể hỗ trợ sức khỏe của gan và giải độc.
Với hàng nghìn hóa chất và phân tử có thể gây hại cho chúng ta nếu chúng tích tụ trong cơ thể. Nên việc ăn thêm các loại thực phẩm có thể hỗ trợ gan loại những chất độc hại này để cơ thể không hấp thụ chúng. Trong đó, củ cải đường là một loại thực phẩm có chứa chất Betalain có tác dụng tăng cường hỗ trợ quá trình thải độc. Nó thúc đẩy sản xuất glutathione, một loại enzyme hỗ trợ giải độc gan một cách tự nhiên. Glutathione là một loại enzym mạnh mà giới khoa học đang nghiên cứu cho nhiều lĩnh vực, từ chống lão hóa đến bệnh gan nhiễm mỡ.
4. Chống viêm nhiễm
Theo nghiên cứu, trong củ cải đường chứa nhiều chất chống oxy hóa có khả năng trung hòa các tế bào gây hại. Betaxanthins là một chất dinh dưỡng trong củ cải vàng hoặc cam. Nó thuộc nhóm chất chống oxy hóa lớn hơn là betalain, có tác dụng giảm viêm và giúp chống các tế bào bị oxy hóa - tác nhân có thể gây hại cho cơ thể.
5. Kích thích lưu thông máu
Nhiều vận động viên chuyên nghiệp thường uống nước ép củ cải đường sau khi tập luyện do lợi ích của nó đối với việc tăng cường lưu thông, giúp đưa máu đến các cơ cần phục hồi sau các buổi tập nặng. Nitrat trong củ cải đường làm tăng lưu lượng máu và tạo nên nhiều lợi ích khác.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, củ cải đường là một nguồn nitrat, chất sẽ chuyển hóa thành nitric oxit trong cơ thể. Nitric oxit ảnh hưởng đến quá trình giãn mạch hoặc tăng lưu lượng máu, làm giãn phế quản, giúp chúng ta thở dễ dàng hơn.
Đối với các vận động viên và những người hoạt động tích cực, sự gia tăng lưu lượng máu đến các cơ hoạt động có thể làm tăng hiệu suất. Điều quan trọng là họ hấp thụ đủ nitrat trong khẩu phần để tạo ra những tác động tích cực như vậy.
Tác giả: Minh Hằng
-
Những loại rau củ ăn sống "tốt như thần dược" còn hơn nấu chín
-
Người bị huyết áp cao có 3 "nỗi sợ", chú ý tránh xa huyết áp sẽ luôn ổn định
-
Lưu Hương Giang ngày càng lão hóa ngược, sở hữu nhan sắc trẻ trung như gái đôi mươi
-
Lấy củ này mang đi xay nhuyễn để đắp, môi thâm đến mấy cũng phải đầu hàng căng mọng quyến rũ
-
Thường xuyên ăn 8 loại rau quả màu đỏ này bạn sẽ thấy được lợi ích không ngờ