1. Sợ lạnh
Bình thường, có không ít người ghét cảm giác lạnh giá hay có những người sợ bị lạnh. Tuy nhiên đối với một số người cao huyết áp, thì việc sợ lạnh hay sợ bị cảm lạnh còn lớn hơn nhiều. Khi uống nước lạnh hay ở trong phòng điều hòa với nhiệt độ thấp quá lâu, không khí lạnh sẽ kích kích gây nên tình trạng co mạch máu cấp tính và làm tăng huyết áp.
Trong một số trường hợp nặng, vì bị gây áp lực quá lớn lên các mạch máu trong não và dẫn tới đột quỵ, chính vì vậy, đối với những người đang mắc bệnh huyết áp cao, cần tránh sự kích thích để giữ huyết áp được ổn định bằng cách giữ cơ thể luôn được ấm áp trong những hôm thời tiết lạnh, khi phải ở trong môi trường điều hòa nên để nhiệt độ không quá thấp, dẫn tới cảm lạnh và hạn chế uống nước đá lạnh.
2. Sợ mặn
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến huyết áp cao đó là có một chế độ ăn uống sai lầm. Một số người thường rất thích ăn mặn, nếu không sẽ bị nhạt miệng vì vậy khi nấu họ thường chế biến thêm nhiều muối hơn so với lượng muối cần cung cấp cho cơ thể. Và khi tiêu thụ quá nhiều muối như vậy trong mỗi bữa ăn, nó sẽ khiến cho cơ thể bị dư thừa natri, gây tổn thương cho mạch máu, từ đó khiến cho huyết áp tăng cao.
Trong một số trường hợp nặng, ăn mặn còn có thể dẫn tới tình trạng bị đột qụy và xuất huyết não. Vì vậy, dù cho bạn ở bất cứ độ tuổi nào đi chăng nữa, thì cũng nên tập thói quen ăn nhạt và kiểm soát lượng muối ăn mỗi ngày. Điều này sẽ có thể giúp ngăn ngừa bệnh cao huyết áp và các biến chứng gây ra.
3. Sợ béo
Béo phì sẽ có thể gây ra rất nhiều những biến chứng khác nhau, trong đó có cả vấn đề về cao huyết áp. Nguyên nhân là do phần lớn những người bị béo phì thì đều thích ăn các loại thực phẩm giàu tinh bột, chất béo và đường.
Với một chế độ ăn như vậy, sẽ làm tăng gánh nặng cho mạch máu, không chỉ gây nên ảnh hưởng tới lượng đường huyết và lipid trong máu mà còn dẫn tới tăng huyết áp. Vì vậy, để có thể ổn định huyết áp, mọi người cần chú ý kiểm soát cân nặng của bản thân và giảm cân một cách hợp lý, khoa học.
Các loại thực phẩm giúp ổn định huyết áp
- Rau xanh: Là loại thực phẩm rất giàu kali, giúp cơ thể đạt tỷ lệ kali cao hơn so với natri, từ đó giúp trung hòa natri trong cơ thể, loại bỏ được natri trong thận thông qua đường nước tiểu, và huyết áp sẽ hạ. Bạn nên ăn các loại rau như rau diếp cá, rau xà lách, rau cải xoăn, củ cải xanh, cải rổ, rau chân vịt... Bên cạnh đó, bạn cũng nên chọn những loại rau tươi xanh hoặc các rau củ đông lạnh đều được.
- Những quả mọng: Các loại quả mọng, đặc biệt là việt quất rất dồi dào một hợp chất tự nhiên flavonoids. Theo một nghiên cứu cho thấy, việc tiêu thụ hợp chất flavonoids vào cơ thể sẽ có thể ngăn ngừa huyết áp cao và hạ huyết áp. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung thêm các loại quả khác trong thực đơn ăn uống hàng ngày như mâm xôi hay dâu tây... Nếu trong gia đình có người bị tăng huyết áp, bạn nên chuẩn bị những loại quả mọng này và sử dụng chúng để làm món tráng miệng dễ ăn và giàu dinh dưỡng cho cả gia đình.
- Khoai tây: Trong khoai tây có chứa hai thành phần khoáng chất là kali và magiê giúp hạ huyết áp. Ngoài ra, khoai tây còn rất giàu chất xơ cần thiết trong khẩu phần ăn của mỗi gia đình.
- Củ cải đường: Trong nước ép của củ cải đường có chứa thành phần nitrat có khả năng giúp hạ huyết áp. Vì vậy, bạn có thể ép cải đường lấy nước uống, nấu chín củ cải đường để ăn hay các món chế biến từ củ cải khác.
- Sữa không đường: Sữa không đường là một trong những nguồn dinh dưỡng tuyệt vời trong việc cung cấp canxi, ít chất béo cần thiết trong khẩu phần ăn hàng ngày của chúng ta và hữu ích trong hạ huyết áp. Vì vậy, thay vì tiêu thụ các loại sữa có hàm lượng chất béo cao thì bạn nên ăn những loại sữa ít chất béo như các loại sữa chua.
- Chuối: Đây nguồn cung cấp Kali cho cơ thể nên không thể bỏ qua trong khẩu phần ăn hàng ngày. Việc ăn chuối hàng ngày sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc bạn sử dụng những thực phẩm chức năng.