Cà chua thái nhỏ đem chiên cùng trứng là món ăn rất được ưa chuộng được nhiều bà mẹ chế biến cho con trẻ ăn. Vừa đơn giản dễ làm lại thơm ngon bổ rẻ nên trong các bữa ăn của trẻ luôn có phần “góp mặt” của món ăn này.
Sẽ chẳng có gì để nói nếu từng xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm nặng, hôn mê sâu của một bé 5 tuổi xảy ra tại Trung Quốc khiến nhiều người lo sợ bởi món ăn này.
Câu chuyện được kể lại vào ngày nghỉ của bé, mẹ đã đưa em về nhà ông bà chơi. Biết cháu thích ăn món trứng bác cà chua nên bà đã lật đật vào bếp nấu bằng được cho cháu. Tuy nhiên, vì chưa kịp đi chợ, trong bếp chỉ còn vài quả cà chua xanh, chưa chín nên bà cũng tận dụng.
Sau giờ ăn trưa, đứa trẻ đột nhiên bị đau bụng và có những triệu chứng nôn mửa, khó thở, trông rất yếu ớt. Me đứa bé nghĩ con chỉ bị đau bụng thông thường nhưng tình hình ngày càng tệ hơn nên vội đưa tới bệnh viện. Trên đường cấp cứu, đứa trẻ thậm chí còn rơi vào trạng thái hôn mê khiến cả gia đình lo lắng vô cùng.
Khi đến bệnh viện quận, các bác sĩ khám và cho biết, tình trạng của cháu bé đã quá nguy kịch, cần phải chuyển tiếp gấp lên bệnh viện tỉnh. Sau một thời gian dài được các bác sĩ tận tình cứu chữa, may mắn, bé qua cơn nguy kịch.
Câu chuyện xảy ra như một hồi chuông cảnh tỉnh đến nhiều cha mẹ trong thói quen chế biến thực phẩm cho trẻ nhỏ, cứ ngỡ bổ dưỡng hóa ra là độc dược!
Bác sĩ giải thích nguyên nhân sinh ngộ độc từ món ăn trứng bắc cà chua
Nhắc đến cà chua thì không còn gì phải bàn cãi về những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời mà nó mang lại đối với sức khỏe con người. Trong cà chua chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và các loại dưỡng chất quan trọng bao gồm vitamin A , C, K, n B6, folate và thiamin, được xem là “dược liệu” quý hỗ trợ phòng ngừa và điều trị “bách bệnh”.
Với thành phần chống oxy hoá phong phú, cà chua đã được chứng minh là phòng chống hiệu quả lại nhiều loại ung thư. Đối với các bệnh máu, đường tiểu, tim mạch, điều hòa huyết áp thì không có thực phẩm nào sánh bằng. Ngoài ra, cà chua còn là một “ứng cử viên” sáng giá trong việc hỗ trợ làm đẹp giúp dáng thon, da đẹp, mái tóc óng ả, mượt mà.
Tuy nhiên, dù cà chua có nhiều chất dinh dưỡng tốt đến mấy đi nữa nhưng nếu dùng không đúng cách, hoặc dùng quá nhiều cũng sẽ không phát huy được hết tác dụng của nó, thậm chí có thể gây ngộ độc, sinh ra bệnh hiểm như trường hợp của bé 5 tuổi trong câu chuyện trên.
Các chuyên gia y tế đã cảnh báo rằng, cà chua rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn phải cà chua xanh, chưa chín là điều rất nguy hiểm. Bởi trong cà chua chưa chín có chứa nhiều solanin, gây kích thích đường tiêu hoá, gây buồn nôn và khó thở. Với trường hợp trẻ nhỏ hay những người có cơ thể yếu, chất solanin thậm chí còn có thể làm tê liệt hệ thần kinh trung ương, đau dạ dày, hôn mê sâu. Tuy nhiên, khi cà chua thật chín thì chất solanin sẽ không còn.
Lưu ý khi chế biến các thực phẩm cho gia đình:
Trứng
Trứng rất dễ nhiễm một loại vi khuẩn có tên là Salmonella. Vi khuẩn này có thể ngấm vào tận bên trong trứng. Vì vậy, nấu chín trứng là điều rất cần thiết và không nên cho trẻ ăn trứng sống, trứng chưa chín kĩ. Nếu sử dụng trứng sống để làm kem thì kem cũng rất dễ bị dính Salmonella.
Da và trứng cóc rất độc
Trong thịt cóc có nhiều đạm nhưng da và trứng cóc cực kỳ độc. Trong quá trình chế biến, nếu để chất độc ở da và trứng lẫn vào thịt cóc, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, đau bụng, nôn mửa, dẫn đến hôn mê, thậm chí là tử vong.
Sữa tươi
Trong 1 lít sữa tươi có đến 1200 mg canxi, nhiều protein, đường lactose giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển chiều cao. Tuy nhiên sữa tươi có hàm lượng chất béo quá cao, cộng với việc chế biến sữa không phù hợp cho trẻ dưới một tuổi nên có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Theo các nghiên cứu mới nhất, các cơ quan như đường ruột, dạ dày và thận của trẻ sơ sinh còn non nớt, vì thế trẻ sơ sinh khi uống sữa tươi sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương các bộ phận.
Một số thành phần dinh dưỡng trong sữa tươi cũng rất khó hấp thu: Hàm lượng canxi, photpho trong sữa tươi quá cao có thể sẽ khiến lượng axit trong dạ dày đóng lại thành cục, khiến trẻ có cảm giác chán ăn, trướng bụng, khó tiêu.
Ngoài ra, thành phần đường sữa chủ yếu trong sữa tươi còn đẩy nhanh sự phát triển của trực khuẩn trong ruột già, dễ dẫn đến bệnh đau dạ dày ở trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, chất béo trong sữa tươi chủ yếu là mỡ động vật, bào mòn đường ruột, dẫn đến bệnh thiếu máu mãn tính, cấp tính ở trẻ em.
Vì thế cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe là không nên cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi cũng như trẻ dưới 2 tuổi uống sữa tươi.
Củ dền
Củ dền là loại rau củ bổ dưỡng nhưng lại có hàm lượng nitrat cao. Nếu trẻ ăn củ dền quá nhiều và dài ngày có thể gây ra chứng methemoglobin máu. Hiện tượng này làm cho cơ thể trẻ bị tím tái, ngạt thở, có thể dẫn đến tử vong.
Để đảm bảo sức khỏe, phòng tránh ngộ độc cho trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ cần lưu ý, tuyệt đối không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn, uống nước củ dền. Với trẻ lớn, bạn cần chú ý liều lượng vừa đủ, trung bình từ 1-3 lần/tuần, mỗi lần khoảng 50g củ dền.
Mật ong
Kinh nghiệm dân gian cho thấy dùng mật ong rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh sẽ giúp bé sạch nhớt, đàm, thông cổ. Tuy nhiên, đối với trẻ em dưới 1 tuổi thì lại hoàn toàn không nên cho trẻ dùng mật ong.
Trong mật ong có chứa vi khuẩn Clostridium botulinum có thể gây ngộ độc hay dị ứng ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Ngay cả khi mật ong đã được nấu kỹ hay tiệt trùng cũng không thể loại bỏ đựơc loại vi khuẩn này.
Khi vi khuẩn Clostridium xâm nhập vào ruột và phát triển ở đó sẽ gây nên chứng ngộ độc với những biểu hiện như: Suy nhược cơ thể, mệt mỏi, bú kém, táo bón, lười ăn, cáu giận, mất vị giác, quấy khóc, khó thở.
Đậu nành
Nếu không được đun nấu chín kỹ, các thành phần độc hại vẫn tồn tại trong đậu nành, nếu là sữa đậu nành càng cần đun kỹ nếu không dễ bị ngộ độc.
Sữa đậu nành chỉ được đun sôi đến 80 độ C thì saponin trong sữa và các thành phần độc hại khác chưa hoàn toàn bị phá hủy, nếu uống này sữa có thể ngộ độc. Trong khoảng 30 phút -1 tiếng sẽ có triệu chứng đau dạ dày, viêm đường ruột.
Cách tốt nhất khi đun sữa đậu nành là để sôi thêm 10 phút nữa sau khi đạt đến 100 độ C.
Khoai tây
Khoai tây có chứa thành phần độc solanine, tập trung nhiều ở lớp ngoài của củ. Những củ khoai tây còn non, còn màu xanh lá cây hoặc có nhiều đốm đen hay đã mọc mầm đều chứa các chất có độc tính cao..
Không cho trẻ ăn khoai tây đã nẩy mầm hay khoai tây có màu đen. Hãy để khoai tây ở nơi khô mát, để ngăn chặn sự nảy mầm.
Tác giả: Mộc
-
8 nguyên tắc khi ăn dưa chuột ai cũng cần biết để bảo vệ sức khỏe
-
3 con giáp phải vượt qua nhiều kiếp nạn mới có được gia tài đồ sộ, sống an nhàn vui vẻ lúc tuổi già
-
Quả báo của phụ nữ khi yêu đàn ông có vợ
-
Muốn vừa ngủ vừa đốt được calo, phải dùng ngay những thực phẩm này
-
Quảng Bình: Phát hiện cháu bé 10 ngày tuổi bị bỏ rơi trên cầu