Bệnh nhi Nguyễn Trường A. (6 tháng tuổi, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) được gia đình đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang để điều trị viêm tai giữa cấp hai bên, viêm mũi họng cấp.
Qua thăm khám, bác sĩ chỉ định điều trị bằng kháng sinh. Hai mũi tiêm kháng sinh đầu, bé ổn định, không có phản ứng bất thường.
Mũi thứ 3 tiêm tĩnh mạch chậm 300 mg Zidimbiotic 1g khoảng 3-4 phút bệnh nhi có dấu hiệu phản ứng, tím tái, mạch không bắt được, tim rời rạc, ngừng thở…
Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị sốc phản vệ do Zidimbiotic.
Cháu bé đã được ekip y bác sĩ của khoa Nhi thực hiện cấp cứu theo đúng sơ đồ chẩn đoán và xử trí phản vệ của Bộ Y tế.
Sau 30 phút cấp cứu, bệnh nhi đã có nhịp tim trở lại và được theo dõi các chỉ số. Sau 2 giờ, bệnh nhi có thể tự thở, nhịt tim đều mạch ổn định.
Để đảm bảo sức khỏe, bệnh nhi Nguyễn Trường A. được chuyển xuống Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục điều trị.
Sốc phản vệ là phản ứng dị ứng hệ thông cấp, xảy ra khi có sự xậm nhập của yếu tố lạ vào cơ thể và những người có cơ địa dị ứng. Những yếu tố gây ra sốc phản vệ được chia ra thành 4 nhóm chính: thuốc (thuốc tiêm hay truyền dịch), thức ăn, nọc côn trùng, phấn hoa (hay nấm mốc).
Sốc phản vệ có thể diễn biến rất nhanh, gây phù nề, xuất huyết niêm mạc, co thắt phế quản và ruột, trụy tim mạch, suy hô hấp. Phần lớn bệnh nhân tử vong do phản vệ không thể dự báo trước.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Bạn thân nghỉ học, nam sinh làm luôn hình nộm để cạnh cho đỡ nhớ, nhưng ai nhìn vào cũng bật cười
-
6 thực phẩm là "sát thủ giấu mặt", hại gan khủng khiếp mà người Việt vẫn ăn hàng ngày
-
Xuất hiện cặp song sinh chào đời cách nhau vài phút nhưng lại có màu da đặc biệt khiến bác sĩ cũng "tròn mắt"
-
Ngon như thịt trâu gác bếp nhưng những người này đừng ăn kẻ rước họa
-
Chuyện buồn ít ai biết mà gia đình giấu Văn Hậu trước khi bước vào trận chung kết SEA Games 30