Từ thời phong kiến, người xưa đã quan niệm mộ tổ tiên xây dựng tốt thì con cháu thăng quan tiến chức, hưng vượng suốt nhiều đời. Vì vậy, các vị vua thời phong kiến Trung Quốc rất chú trọng đến phong thủy vị trí đặt lăng mộ, thậm chí chọn vị trí lăng mộ ngay từ khi lên ngôi.
Từ Hi Thái Hậu là mẹ đẻ của Thanh Mục Tông Đồng Trị Hoàng đế. Nhiều nhà sử học hiện đại ở Trung Quốc và hải ngoại miêu tả Từ Hi Thái hậu giống như một bạo chúa.
Trong văn hóa đại chúng thường thức ở Trung Hoa đại lục, Từ Hi Thái hậu cùng với Võ Tắc Thiên (thời Đường) và Lã Hậu (thời Hán) được xem là 3 người phụ nữ quyền lực cao nhất thời phong kiến. 3 người phụ nữ này bị dân gian coi là những "gian hậu loạn triều" tàn ác bất nhân với cả người thân, làm nghiêng đổ xã tắc.
Từ Hi Thái hậu xem trọng việc xây mộ phần như bất kỳ vị vua nào. Là người phụ nữ nắm quyền có tiếng tăm bậc nhất lịch sử Trung Quốc, Từ Hi Thái hậu từ khi còn tại thế đã tiến hành xây dựng lăng tẩm cho mình. Đáng chú ý, khi mới khoảng 40 tuổi, nữ vương này đã chi không ít tiền để xây lăng mộ cho mình.
Một điểm đặc biệt ở nấm mồ của Từ Hi Thái hậu đó là cỏ dại không bao giờ mọc được. Vậy nguyên nhân do đâu?
Sắp sửa bước vào tuổi tứ tuần, Từ Hi Thái hậu hạ lệnh huy động nhân lực, tài lực để xây cất lăng mộ cho mình. Người phụ trách công trình này là Thuần Thân Vương Dịch Hoàn (em ruột của Hoàng đế Hàm Phong và cũng là cha ruột của vua Quang Tự).
Dân gian Trung Quốc lưu truyền, lăng mộ của Từ Hi Thái hậu được xây dựng trên mảnh đất có phong thủy rất đẹp. Đây là nơi mà Hoàng đế Đồng Trị cho Từ Hi Thái hậu đích thân chọn lựa. Mảnh đất này có thế tựa núi, ngay trụ long mạch đế vương.
Để xây lăng mộ, Từ Hi Thái hậu đã yêu cầu chọn lựa tỉ mỉ từng viên vạch, duyệt chi tiết từng hoa văn trên lăng mộ. Một số sách sử cho rằng, lăng mộ của Từ Hi Thái hậu tráng lệ chẳng khác gì hoàng cung.
Từ Hi Thái hậu mất nhiều năm để xây dựng "nơi ở" của mình khi sang thế giới bên kia. Thậm chí bà còn nhiều lần đến thị sát, yêu cầu chỉnh sửa bản thiết kế.
Một trong những điều khiến bà phật lòng nhất ở khu lăng mộ này chính là việc cỏ dại mọc um tùm ở phần đất trên mộ. Sau khi về cung, Từ Hi Thái hậu yêu cầu, phần đất trên mộ phải tuyệt đối không được có 1 ngọn cỏ dại nào.
Để không khiến Từ Hi nổi giận, Thuần Thân Vương Dịch Hoàn đành đưa ra phương pháp bí truyền được áp dụng từ các lăng tẩm của vương triều Tây Hạ. Ông đã cho người đem 100 chiếc chảo lớn, sau đó xúc phần đất dùng để đắp lên trên ngôi mộ cho vào chảo đảo qua đảo lại trên lửa nóng để tiêu diệt hết chất dinh dưỡng trong đất.
Tiếp đó, ông đã cho đất thô, muối và lưu huỳnh vào một cái nồi và đun nóng. Kết quả là cỏ không thể mọc trên loại đất này. Thuần Thân Vương Dịch Hoàn chính thức lệnh cho các thuộc hạ đặt 100 cái vạc để ngày đêm “nấu chín”, xử lý lớp đất trên cùng của lăng mộ Từ Hi. Cuối cùng, ông cho người đắp phần đất này lên nấm mồ của Từ Hi Thái hậu. Nhờ đó mà cỏ dại không có cơ hội sinh sôi trên mộ nữa.
Đến năm 1908, Từ Hi Thái hậu qua đời và được chôn chất trong lăng mộ này.
Tuy nhiên sau cái chết của Từ Hi nhiều nhà phong thủy lại cho rằng cỏ mọc ở lăng mộ mới là tốt bởi nó tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở của các thế hệ mai sau.
Theo một số sách ghi lại, trong lăng mộ chất đầy châu báu. Số của nả này được Từ Hi chuẩn bị từ khi còn tại thế.
Chỉ tiếc rằng, 2 thập kỷ sau đó, nhà Thanh mạt vận, nơi an nghỉ của Từ Hi Thái hậu bị bè lũ Tôn Điện Anh lấy sạch bảo vật vào năm 1928. Nhưng có giai thoại cho rằng, nhóm mộ tặc của Tôn Điện Anh không chỉ cướp đi bảo vệ mà còn xâm phạm thi thể Từ Hi bằng cách hủy quan vứt xác.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
Người phụ nữ quyền lực nhất lịch sử Trung Quốc: Kẻ mạnh "trên cơ" cả Võ Tắc Thiên
-
Võ Tắc Thiên 80 tuổi vẫn sung mãn, tất cả là nhờ vào bí quyết này
-
Nam sủng hầu hạ Võ Tắc Thiên cần 2 điều kiện: Ngoài đẹp trai, điều còn lại không phải ai cũng đáp ứng được
-
6 nàng Võ Tắc Thiên ấn tượng nhất màn ảnh: Phạm Băng Băng sắc sảo, Giả Tịnh Văn đẹp nhưng siêu nhạt
-
Nổi tiếng không sợ trời, không sợ đất song chỉ duy nhất một con vật khiến Võ Tắc Thiên khiếp đảm