Mới đây, trên mạng có đưa tin về trường hợp của một người đàn ông bị chó cắn, rõ ràng đã tiêm phòng nhưng vẫn phát dại.
Người đàn ông xấu số này là anh Long (32 tuổi, ở Trung Quốc) gặp phải. Theo đó, anh Long không may bị chó cắn nửa tháng trước. Sau đó, anh đã đi tiêm phòng dại.
Tưởng đâu như bao nhiêu trường hợp khác anh sẽ không sao nhưng nửa tháng sau, anh đột nhiên xuất hiện các triệu chứng khó chịu rõ rệt như: tê chân trái, đau nhức xương sống, tần suất đi tiêu tăng…
Anh không nghĩ đó là di chứng của việc bị chó cắn nên đã tới khoa Tiết niệu – Chỉnh hình để đăng ký khám. Sau khi thăm khám, bác sĩ có cho anh thuốc về uống nhưng không đỡ. Ngược lại, các triệu chứng còn ngày một nặng hơn, thậm chí anh còn không thể đi lại được nên đã trở lại viện khám.
Sau khi hội chẩn với các chuyên gia, anh Long bước đầu được chẩn đoán bị dại nên đã ngay lập tức cấp cứu. Thế nhưng, do tình hình của anh Long bị trì hoãn quá lâu. Vì thế, anh rơi vào trạng thái hôn mê rồi qua đời ngay sau đó không lâu vì suy hô hấp.
Tình huống của anh Long khiến nhiều người sợ hãi vì anh đã tiêm vắc xin ngay sau bị cắn rồi nhưng vẫn bị dại. Lý giải về điều này, BS. Li Yanping (GĐ Khoa nhiễm số 2 – BV Tây An số 8) cho biết: Mặc dù đã được tiêm vắc xin phòng dại nhưng có 2 trường hợp sẽ xảy ra. Đó là vết cắn của bệnh nhân có thể là do chó hoang hoặc do chó điên cắn. Khi đó, hàm lượng virus dại của nó rất cao.
Do đó, virus đã nhanh chóng lây lan trước khi anh Long kịp tiêm vắc xin phòng dại. Cũng có khả năng khác là sau khi tiêm vắc xin thì cơ thể cần một khoảng thời gian để tạo ra kháng thể. Trong thời gian này, virus đã nhanh chóng lây lan rồi.
Cũng từ trường hợp này, bác sĩ cảnh báo: Không phải bị chó cắn tiêm phòng là xong. Đặc biệt là những người có hệ miễn dịch thấp thì dù có được tiêm vắc xin phòng ngay sau khi bị cắn cũng cần thời gian để hình thành kháng thể. Lúc này, virus có thể lây lan theo dây thần kinh trước khi kháng thể được tạo ra. Do đó, sau khi tiêm xong bạn vẫn cần theo dõi kĩ.
Trường hợp nào cần đi tiêm phòng dại?
Theo TS. Đinh Kim Xuyến (Phó chủ nhiệm Chương trình phòng chống bệnh dại) khuyến cáo: Khi bị chó cắn cần sơ cứu và đưa tới điểm tiêm phòng. Bác sĩ sẽ khám và chỉ định tiêm vắc xin hay không. Trong những trường hợp sau thì phải tiêm càng sớm càng tốt:
+ Con vật lên cơn hoặc có dấu hiệu nghi dại
+ Vết cắn ở vùng đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận sinh lý kể cả khi vết cắn đó chỉ là xây xát nhẹ.
+ Bị cắn nhiều vết nguy hiểm và sâu
+ Không theo dõi được tình trạng con vật
+ Tại nơi bị cắn có súc vật bị dại
Bên cạnh đó, nếu bạn thuộc các trường hợp sau thì sẽ được bác sĩ căn dặn theo dõi con vật thêm trong 15 ngày tới chứ không tiêm luôn:
+ Vết cặn nhẹ, ở xa não
+ Con vật sau khi cắn xong vẫn bình thường khỏe mạnh
+ Không phát hiện bệnh dại ở súc vật trong khu vực bị cắn
- Xuyến cho biết: Nhiều trường hợp chó cắn ngoài quần bò tuy trên da vẫn có vết xước nhưng cũng không cần tiêm do virus không xâm nhập.
Sau khi tiêm xong, sau đó vẫn cần theo dõi. Với trường hợp không tiêm mà được nhắc theo dõi thêm thì cần đi tiêm nếu con vật bị ốm bỏ ăn, chết, mất tích hay bị bán, mổ thịt.
Đối với những người bị chó nhà, chó đã tiêm phòng dại bị cắn thì sao?
Theo TS. Xuyến, tới nay chưa ai dám khẳng định súc vật đã tiêm phòng thì không bị bệnh dại cả. Do đó, bệnh nhân khi bị cắn vẫn phải xử trí vết thương và đến địa điểm tiêm phòng dại để được khám và chỉ định cụ thể.
Cách xử lý tại chỗ như sau:
+ Rửa sạch vết thương bằng xà phòng đặc, nước muối đặc, dội nước sạch nhiều lần.
+ Dùng chất sát khuẩn như cồn, I ốt đậm đặc để sát khuẩn, giúp giảm thiểu virus dại ở vết thương.
Tác giả: Thạch Thảo
-
8 nghệ sĩ Việt nhiễm nCoV, có người may mắn qua khỏi, người thì không: Dịch bệnh không chừa 1 ai
-
3 thứ này mới chính là ''bùa mê'' khiến đàn ông mê đắm cả đời, phụ nữ xem mình đã có chưa nhé
-
Điềm báo kì lạ mà 83 triều đại phong kiến Trung Hoa trước khi diệt vong đều linh ứng
-
BS chia sẻ hình chụp phổi của bệnh nhân Covid-19 đã tiêm vắc-xin và chưa tiêm: Sự khác biệt rất lớn
-
3 nhóm người không nên ăn măng cụt kẻo hại sức khỏe