Bị ung thư trực tràng, cụ bà vẫn sống trường thọ 116 tuổi nhờ 2 việc đơn giản mà ít ai ngờ đến

( PHUNUTODAY ) - Vào ngày 9/3 vừa qua, Guinness World Records đã chính thức công nhận cụ bà Tanaka ở Nhật Bản là người sống lâu nhất trên thế giới, đồng nghĩa với việc bà trở thành người phụ nữ sống thọ nhất.

Được biết, cụ Tanaka sinh ngày 2/1/1903 và tính đến thời điểm được công nhận thì cụ thọ 116 tuổi 66 ngày.

Lúc ấy, có người đã hỏi cụ rằng: ““Điều hạnh phúc nhất trong cuộc sống của cụ là gì?”, cụ Tanaka trả lời: “Đó là những gì đang xảy ra bây giờ.”

Khi đọc đến đây, chắc hẳn mọi người sẽ nghĩ cả cuộc đời cụ chưa từng mắc bệnh tật gì nên mới có thể trường thọ như vậy.

Nhưng sự thật lại hoàn toàn trái ngược, vì thực tế cụ đã từng trải qua nhiều cuộc phẫu thuật, bao gồm phẫu thuật đục thủy tinh thể và phẫu thuật đáng nói nhất là ung thư đại trực tràng.

Chia sẻ bí quyết sống 116 tuổi của mình, cụ bà chỉ nhấn mạnh trong hai từ “dậy sớm” và tất nhiên để có thể dậy sớm vào lúc 6 giờ thì chắc chắn bà phải có thói quen đi ngủ lúc 9 giờ tối.

Vậy mới thấy, cụ Tanaka không chỉ là tấm gương vực dậy tinh thần cho các bệnh nhân đang mắc bệnh ung thư, mà còn như bài học cảnh tỉnh cho tật thức khuya của mọi người hiện nay, đặc biệt là giới trẻ.

Lợi ích bất ngờ từ việc dậy sớm

Ngủ đủ giấc giúp giảm suy nghĩ tiêu cực

Một nghiên cứu được tiến hành vào năm 2014 đưa ra bằng chứng rằng những người đi ngủ muộn thường bị ảnh hưởng bởi vô vàn suy nghĩ tiêu cực. Là một doanh nhân, tôi hoàn toàn ủng hộ quan điểm trên. Tôi thậm chí không nhớ nổi mình đã dành bao nhiêu đêm thức trắng băn khoăn về đội ngũ nhân viên của mình, làm cách nào để có lợi nhuận cao hơn, nên hay không ngừng việc kinh doanh tại một cửa hàng?

Trong khi việc ngủ muộn làm bạn băn khoăn với vô vàn vấn đề ngổn ngang, ngủ sớm sẽ giúp bạn đối mặt và tìm ra giải pháp hiệu quả hơn cho những vấn đề trên. Thói quen ngủ đủ 6 đến 9 tiếng mỗi ngày chắc chắn sẽ giúp bạn dọn sạch những suy nghĩ vẩn vơ không đáng có trong đầu mình.

Ngủ đủ giấc giúp bạn thành đạt hơn trong cuộc sống

Theo giáo sư sinh học Christopher Randler tại Đại học giáo dục Heidelberg, Đức, “Những người dậy sớm nắm trong tay mình tấm vé thông thành trên chuyến tàu thành công. Những nghiên cứu trước của tôi cho thấy rằng những người này thường có điểm số tốt, có cơ hội học tại các trường đại học top đầu và rồi có cơ hội xin việc tốt hơn. Những người có thói quen dậy sớm có khả năng dự đoán và phòng trừ rủi ro tốt”.

Randler cũng khẳng định rằng: “Những người này rất năng động – yếu tố then chốt cho khả năng hoàn thành công việc hiệu quả, mức lương cao hơn và thành công trong cuộc sống.”

“Dù những người hay “cú đêm” cũng có những ưu điểm nhất định như sáng tạo hơn những người ngủ sớm, dậy sớm; có khiếu hài hước đáng nể và đặc biệt hướng ngoại nhưng nhược điểm lớn nhất là họ làm việc lệch múi giờ so với những người khác”.

Trên hết, ngủ sớm, ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn làm việc năng suất hơn bằng việc tăng sự tập trung, cải thiện trí nhớ và kỹ năng giải quyết các vấn đề phức tạp.

Người dậy sớm có xu hướng kiên trì, dễ hợp tác, sáng suốt và năng động hơn

Theo nghiên cứu của Randler, “chim sâu” siêng năng dậy sớm luôn năng động hơn “cú đêm”, hơn thế nữa, những người duy trì thói quen dậy sớm có xu hướng kiên trì, teamwork tốt, sáng suốt hơn trong công việc. Đây là những phẩm chất của các nhà lãnh đạo, những người thành đạt trong tương lai bởi chúng giúp con người trở nên kỷ luật, được đánh giá cao và hăng hái học hỏi hơn.

Tác giả: Mộc