Biết sản phụ sinh khó, mẹ chồng quỳ sụp van xin bác sĩ cứu con dâu: 'Tôi không thể mất đứa con dâu này'

( PHUNUTODAY ) - Người ta nói rằng nhân tình thế thái nhìn thấu nhất ở cửa phòng sinh, điều đó quả luôn luôn đúng.

Bởi nơi đó không chỉ có tiếng cười mà còn có cả nước mắt. Nơi người mẹ chông chênh giữa lằn ranh sống còn để sinh ra con. Nơi chứng kiến những hỷ nộ ái ố, những tấm mặt nạ rớt xuống, những nghi ngờ được tháo gỡ. Sinh con mới biết lòng chồng, nhưng câu chuyện dưới đây rất khác.

Câu chuyện của một sản phụ dưới đây khiến chúng ta phải rưng rưng. Bởi, nó đập tan những định kiến về mối quan hệ tưởng chừng luôn khó dung hòa nhất. Nó khiến người ta thay đổi cái nhìn hoàn toàn cách đối nhân xử thế trong gia đình.

Cô Lan năm nay 28 tuổi, chồng cô phải đi làm xa và ít có cơ hội về nhà. Nhưng đây là điều cả 2 vợ chồng đã thỏa thuận trước khi kết hôn. Người chồng đi làm xa có thể kiếm một số vốn nho nhỏ, sau đó trở về và họ có thể mở một cửa hàng nhỏ ở quê nhà.

Để tiết kiệm tàu xe, khoảng 4 tháng người chồng mới trở về nhà 1 lần. Cô Lan chủ yếu ở với bố mẹ chồng. Mối quan hệ giữa mẹ chồng và con dâu không vồn vã cũng không tỵ hiềm.

Bởi từ sớm, nghe những câu chuyện đau lòng về nàng dâu mẹ chồng, cô đã giữ ý không quá gần gũi và chia sẻ. Vì chồng là con trai duy nhất nên cô biết rằng mối quan hệ mẹ chồng – con dâu nên thận trọng ngay từ đầu. Dù sao thì họ sẽ sống với nhau dài lâu, tương kính như khách thì vẫn hơn.

Cách đây không lâu, cô Lan phát hiện mình mang thai, điều này khiến chồng và mẹ chồng rất vui. Người chồng hứa sẽ sắp xếp để về trước ngày vợ sinh. Cô Lan cũng bàn bạc với chồng về việc chăm sóc và dạy dỗ con sau này, bởi nhiều gia đình mâu thuẫn cũng từ đây mà ra.

Người chồng hứa rằng mọi chuyện sẽ để cho vợ quyết, và anh sẽ đứng về phía vợ. Anh cũng gọi về nhờ mẹ cố gắng chăm sóc cho vợ bầu. Hàng tháng đều đặn gửi thêm một khoản tiền cho vợ bồi dưỡng.

Khi bụng ngày càng lớn, thai phụ càng khó đi lại, bố mẹ chồng cũng khuyên cô nên nghỉ ngơi ở nhà. Nhưng ở nhà đi ra đi vào thì tay chân cũng thừa thãi, bà bầu lại khó chịu chê canh nhạt canh mặn. Dẫu vậy mẹ chồng cô Lan vẫn không hề trách móc.

Đến khi bụng bầu đã qua 7 tháng thì gia đình nhận tin dữ, người chồng trong lúc làm việc gặp tai nạn lao động đã không qua khỏi. Nhận được tin, người vợ sốc đến mức động thai, phải vào viện gấp. Vì không kịp báo cho bên thông gia nên mẹ chồng líu ríu đi cùng cô. Vì sinh non nên sản phụ gặp nhiều biến chứng, sản giật và băng huyết. Vị bác sĩ ra ngoài hỏi ai là người nhà của cô Lan. Điều này khiến bố mẹ chồng ở ngoài cửa sợ hãi, không ngừng níu kéo cô y tá bên cạnh hỏi chuyện gì xảy ra vậy.

Khi được thông báo về tình trạng của sản phụ, mẹ chồng đã quỳ sụp ngay tại chỗ và cầu xin bác sĩ cố gắng giữ lấy mạng sống của con dâu.

“Bác sĩ ơi, bác cố gắng cứu em nó với. Con trai tôi đã qua đời, tôi không thể mất luôn đứa con dâu này. Đứa bé thì sao cũng được”

Vị bác sĩ cũng cảm động trước cách hành xử của bà, bởi vì thường mẹ chồng sẽ chọn cứu cháu mình trước, chứ không phải là con dâu, đằng này lại là cháu trai. Người ta hay bảo sinh con mới rõ lòng chồng, nhưng phòng sinh cũng là nơi người mẹ biết ai thực sự quan tâm đến mình.

Cuối cùng, sau khi vị bác sĩ hết lòng cứu chữa, hai mẹ con cô Lan đều đã qua cơn nguy kịch. Bố mẹ ruột của cô cũng vừa kịp tới. Đau buồn và hạnh phúc đến cùng một lúc, họ cũng động viên con gái gắng gượng vì con.

Sản phụ nhìn đứa trẻ khóc nức nở, mẹ chồng cô cũng không thể ngăn dòng lệ tuôn trào. Khi ở trong phòng theo dõi hồi sức, cô Lan đã được vị bác sĩ thuật lại câu chuyện mẹ chồng mếu máo cầu xin bác sĩ cứu con dâu trước.

Bác sĩ còn bảo chưa từng thấy chuyện này bao giờ, kể cả là chồng thì cũng xin bác sĩ cứu con hơn cứu mẹ. Tuy đau đớn vì người chồng đã không còn nữa, nhưng sản phụ cũng cảm thấy mình may mắn còn có bố mẹ chồng thương yêu. Sinh con mới biết lòng mẹ chồng là có thật.

Tác giả: Thạch Thảo