Hội nghị Trung ương 8, khóa XIII vừa qua đã thảo luận về lộ trình thực hiện chế độ tiền lương mới, cụ thể hóa Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII về cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, dự kiến thực hiện từ ngày 01/7/2024.
Theo đó, cơ quan chức năng sẽ xây dựng bảng lương mới thay cho bảng lương hiện nay, gồm bảng lương về chức danh lãnh đạo từ trung ương cho đến cơ sở, bảng lương chuyên môn nghiệp vụ và 3 bảng lương cho lực lượng vũ trang.
Đồng thời, sắp xếp, thu gọn chế độ phụ cấp so với hiện nay. Chế độ tiền thưởng bằng 10% quỹ tiền lương cơ bản không bao gồm phụ cấp.
Liên quan đến chính sách này, tại phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 16/10, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, lần điều chỉnh này sẽ mang tính chất cải cách.
Theo đó, không chỉ là tăng lương, tăng thu nhập, mà còn gắn với nâng cao chất lượng và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, đảm bảo thu nhập phù hợp cho cán bộ cơ sở giữa các ngành lĩnh vực, tương ứng với trách nhiệm. Theo đó, điều chỉnh tiền lương sẽ gắn với vị trí việc làm, kỷ luật, kỷ cương công vụ.
Cải cách tiền lương có làm giảm lương công chức không?
Khi bãi bỏ và gộp các khoản phụ cấp
Theo tinh thần của Nghị quyết 27 về cải cách tiền lương, việc bỏ và gộp một số loại phụ cấp cũng như tính lương theo số tiền cụ thể sẽ làm giảm lương công chức. Tuy nhiên, nhận định này có thể chưa chính xác bảo một số lý do dưới đây:
- Khi cải cách tiền lương, trong tổng thu nhập của công chức sẽ bao gồm 30% là phụ cấp.
- Vẫn áp dụng các loại phụ cấp hiện đang hưởng gồm: Phụ cấp kiêm nhiệm, thâm niên vượt khung, khu vực, trách nhiệm công việc, lưu động, phục vụ an ninh - quốc phòng và phụ cấp đặc thù dành cho đối tượng là quân đội, công an, cơ yếu.
- Không làm mất đi các loại phụ cấp mà chỉ gộp các loại phụ cấp đó vào một loại phụ cấp mới với tên gọi khác như:
Phụ cấp theo nghề: Được gộp bởi các loại phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp độc hại, nguy hiểm, phụ cấp trách nhiệm theo nghề khi công chức có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường. Đồng thời, công chức làm ở các lĩnh vực này sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi khác phù hợp của Nhà nước.
Phu cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn: Loại phụ cấp này được gộp bởi các loại phụ cấp gồm phụ cấp đặc biệt, trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và phụ cấp thu hút.
- Việc bãi bỏ các loại phụ cấp không phải xóa hoàn toàn các loại phụ cấp đó mà phụ cấp đó đã được thể hiện trong các khoản phụ cấp đã được gộp hoặc thể hiện ngay trong lương. Cụ thể như sau:
Bỏ phụ cấp chức vụ lãnh đạo bởi loại phụ cấp này đã được tính vào trong lương chức vụ của các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị.
Bỏ phụ cấp công vụ vì loại phụ cấp này đã được đưa vào mức lương cơ bản của công chức.
Bãi bỏ phụ cấp độc hại, nguy hiểm tuy nhiên về bản chất, loại phụ cấp này đã được đưa vào điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm và được thể hiện trong phụ cấp theo nghề.
Trong đó: Hiện nay, có khá nhiều loại phụ cấp khác nhau, được quy định tại các văn bản khác nhau khiến công chức khó có thể theo dõi được
Như vậy, về cơ bản, chỉ bỏ phụ cấp thâm niên và phụ cấp công tác công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội. Tuy nhiên, dù bỏ những khoản phụ cấp này thì vẫn phải đảm bảo quỹ phụ cấp phải chiếm 30% so với tổng quỹ lương của công chức nên lương công chức sẽ không bị ảnh hưởng nhiều.
Khi xây dựng 5 bảng lương mới với số tiền cụ thể
Ngoài lo ngại lương công chức có giảm khi cải cách tiền lương từ phụ cấp thì còn có nhiều ý kiến cho rằng, lương công chức sẽ giảm từ việc xây dựng 05 bảng lương mới bằng số tiền cụ thể thay vì tính theo hệ số x mức lương cơ sở.
Tuy nhiên, với các lý do dưới đây, việc xây dựng 05 bảng lương mới cũng không làm giảm đi thu nhập của công chức:
- Căn cứ Nghị quyết 27, tinh thần về cải cách tiền lương của Bộ Chính trị là đảm bảo, dù có xây dựng lương mới bằng số tiền cụ thể cũng không làm giảm đi tiền lương của công chức. Theo đó, lương mới phải đảm bảo không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
- Mục tiêu của chính sách cải cách tiền lương đến năm 2025 là đảm bảo lương công chức thấp nhất phải cao hơn lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp và bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất trong khu vực doanh nghiệp khi đến năm 2030.
Khi bổ sung thêm tiền thưởng vào quỹ lương
Ngoài những lý do nêu trên để giải đáp chi vấn đề: Lương công chức có giảm khi cải cách tiền lương không thì theo Nghị quyết 27, Bộ Chính trị còn bổ sung thêm tiền thưởng vào tổng thu nhập của công chức.
Cụ thể, trong cơ cấu thu nhập của công chức sẽ được bổ sung thêm 10% tổng quỹ lương của năm, không bao gồm phụ cấp. Đây là khoản tiền được bổ sung thêm căn cứ vào năng suất làm việc, hiệu quả công việc… nhằm khích lệ công chức yên tâm công tác.
Từ các lý do trên, có thể thấy, cải cách tiền lương hoàn toàn không làm giảm lương công chức. Mặc dù có bãi bỏ 02 khoản phụ cấp nhưng đồng thời, vẫn đảm bảo tỷ lệ phần trăm phụ cấp là 30% trong tổng quỹ lương và bổ sung thêm tiền thưởng cũng như xây dựng bảng lương không “cào bằng”.
Do đó, thu nhập của công chức sắp tới sẽ thực sự thực chất theo đúng năng lực của từng đối tượng công chức khác nhau. Nếu cùng chức vụ, vị trí việc làm thì sẽ được hưởng lương bằng nhau…
Tác giả: Thạch Thảo
-
Nếu ngân hàng phá sản, người gửi tiền sẽ được đền bù tối đa bao nhiêu tiền?
-
Đối tượng nào được thực hiện cải cách tiền lương năm 2024?
-
Kể từ tháng 11/2023: Có 2 trường hợp mua bán đất bằng giấy viết tay vẫn được cấp sổ đỏ
-
Năm 2024: Khi sang tên sổ đỏ có 3 loại phí người dân nhất định phải nộp, thiếu 1 cũng không được
-
Thấy 11 số quốc tế và 3 số nội địa này gọi đến hãy tắt ngay: Chắc chắn lừa đảo, nhất là số cuối