Những khoảng trống vô hình
Buổi tối ở một gia đình hiện đại, những gì thường diễn ra là: Bố mẹ đi làm về mệt mỏi nên không muốn con quấy rầy liền ném cho một chiếc điện thoại hoặc bật tivi cho con xem phim hoạt hình. Sau đó, bố mẹ cũng ngồi dán mắt lướt Facebook, mặc con cho tới giờ đi ngủ.
Việc thiếu đi sự giao tiếp, kết nối với con cái, ưu tiên cho kết nối online của bậc cha mẹ đã gióng lên nhiều cảnh báo về hệ luỵ. Bộ ảnh "Bức tường điện thoại" được dân mạng chia sẻ nhiều trong thời gian qua phần nào phản ánh lên điều đó.
Điện thoại thông minh và mạng xã hội dường như đã xâm nhập vào tất cả các khía cạnh của cuộc sống hàng ngày. Sự xâm nhập này có nguy cơ gây hại đặc biệt tới những gia đình có con nhỏ. Đang có một xu hướng đáng báo động rằng cha mẹ bỏ quên con cái họ ở mọi lứa tuổi, chú ý tới điện thoại và máy tính bảng hơn là những thứ xung quanh.
Trẻ cần cha mẹ đáp lại khi chúng tức giận, buồn bã, thất vọng hay phấn khởi, giờ đây chúng sẽ thấy mình phải cạnh tranh với chiếc điện thoại để có được điều đó.
Tương tự, hãng bảo mật Kaspersky Lab công bố ra rất nhiều con số cho thấy internet đang ngày càng là nguyên nhân của những mối bất hòa và ngăn cách trong các gia đình hiện đại. Qua khảo sát hơn 3.700 gia đình tại 7 quốc gia, họ đã chỉ ra: 23% số bậc phụ huynh cho biết con cái họ thích online hơn là nói chuyện với họ; 42% bậc cha mẹ không kết bạn với con mình trên mạng xã hội và 18% trong số đó cho rằng việc này có thể khiến cho con họ cảm thấy xấu hổ…
Kaspersky Lab chỉ ra: Cha mẹ càng dành nhiều thời gian cho trẻ thì trẻ càng dễ dàng bắt nhịp học hỏi và sẽ cứ thế phát triển sau này trong cuộc sống. Đến khi con đã bước vào tuổi thiếu niên, cha mẹ mới để ý đến con thì quá muộn. Trẻ học hỏi tốt nhất từ những người thân thiết nhất với chúng. Hãy dành thời gian chơi với con bạn càng nhiều càng tốt để bắt đầu đánh thức sự phát triển cá nhân của trẻ.
Tấm Passport trở về tuổi thơ
Các chuyên gia tâm lý đã chỉ ra, những đứa trẻ thời hiện đại thường cảm thấy khó khăn khi thể hiện tình cảm với những người thân của chúng. Điều này cũng dẫn đến hậu quả khi trưởng thành sẽ khiến con bạn khó khăn khi hình thành mối quan hệ thân thiết với bạn đời hoặc con cái.
Việc cha mẹ chơi với trẻ sẽ giúp đưa bạn và con lại gần nhau hơn, xây dựng mối ràng buộc tồn tại vĩnh cửu. Đặc biệt trong cuộc sống hiện đại nhiều cám dỗ hiện nay, khi có sự gắn kết thân thiết giữa cha mẹ và con cái, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh những hành vi và suy nghĩ tiêu cực hoặc không đúng đắn của trẻ.
Chính vì thế, với mong muốn tạo nên một vùng đất của trí tưởng tượng của trẻ bay bổng, lần đầu tiên thương hiệu Mamamy tổ chức Lễ Hội Chơi tại Vùng đất Tò Mò (ở Hà Nội). Sở dĩ đặt tên là Vùng đất tò mò vì sự tò mò chính là nơi trí tưởng tượng bắt đầu. Từ đây, trẻ con khát khao được khám phá thế giới.
Mamamy cũng tạo ra một cơ hội để cha mẹ có cơ hội hiểu con mình hơn, gần gũi với con cái hơn. Tận mắt chứng kiến những gì diễn ra ở Lễ hội chơi, nhiều cha mẹ đã nhận thấy rằng, chính người lớn mới là những người cần phải học, phải nhìn gương con trẻ. Lễ hội chơi tổ chức trong thời tiết bất lợi, nắng mưa bất thường song hàng nghìn trẻ em vẫn ngay ngắn, kiên trì xếp hàng đợi đến lượt hoặc tham gia các trò chơi.
Trong không gian đô thị xanh của Ecopark, chương trình kéo dài 1 ngày của Mamamy các bạn trẻ vui chơi, ăn uống tại Vùng đất tò mà không hề có một cọng rác nào. Cả một rặng ổi trĩu chịt quả trong khuôn viên lễ hội vẫn còn nguyên vẹn, không hề bị vặt hái tan hoang như người ta thường thấy trong các lễ hội.
Hai ông bố của chương trình “Bố ơi, mình đi đâu thế?” là MC Phan Anh và đạo diễn Trần Lực đã cùng tham gia với các con, như khơi dậy trong mỗi người làm cha mẹ không khí gia đình mà đôi khi họ vô tình lãng quên để đổi lấy những bon chen công việc hoặc những cái nhấn like ảo trên mạng xã hội.
Nhìn trẻ con đắm mình trong các trò chơi dân gian, dầm mình trong bể bọt khổng lồ hay nhôm nhoam kẹo bông miễn phí, không ít bố mẹ hồi tưởng đến tuổi thơ của mình. Ý tưởng thiết kế quyển sổ hộ chiếu dành cho cư dân của Vùng đất tò mò của Mamamy bất ngờ trở thành tấm vé đi tuổi thơ của chính bậc cha mẹ.
Tác giả: Phạm Thị Mai Hương