Tư thế ngồi không tựa lưng
Ngồi không tựa lưng sẽ làm tăng thêm áp lực lên lưng của bạn, trong khi bạn đã phải chịu chứng đau lưng trong suốt thời kỳ mang thai. Vì thế, bạn nên để lưng được hỗ trợ bằng nhiều điểm tựa nhất có thể và luôn giữ cho cột sống thẳng. Tránh ngồi ghế đẩu hoặc ghế có tựa lưng thấp khi mang thai.
Tư thế ngồi xổm
Khi mang bầu, phần dưới cơ thể và cột sống của phụ nữ phải chịu áp lực lớn do thai nhi đè lên. Khi đó, ngồi xổm sẽ làm các mạch máu bị tắc, máu không thể lưu thông bình thường dẫn tới tình trạng suy giãn tĩnh mạch, phù nề nghiêm trọng hơn.
Ngồi xổm cũng khiến các bà bầu bị đau tức bụng. Duy trì tư thế ngồi này lâu sẽ khiến thai nhi cảm thấy ngột ngạt, không thoải mái.
Ngồi vắt chéo chân, khoanh chân
Tương tự như cách ngồi vắt chéo chân, ngồi khoanh chân khiến phần chi dưới của mẹ bầu bị chèn ép, dẫn đến lưu lượng máu lưu thông bị tắc nghẽn, ảnh hưởng đến các dây thần kinh đùi, khiến cho tình trạng phù nề khi mang thai trở nên trầm trọng thêm và ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi trong bụng khi bé đã lớn hơn.
Ngồi gập người về phía trước
Rất ít mẹ bầu ngồi theo tư thế này thường xuyên vì khá khó chịu. Tuy nhiên, vẫn có những mẹ ngồi gập người về phía trước vì một vài lý do nào đó. Mẹ nên biết, tư thế này tư thế ngồi này tạo áp lực lên bụng vừa khiến cho mẹ bầu thấy rất không thoải mái lại gây nguy hiểm cho thai nhi.
Trong giai đoạn thai nhi đang phát triển, ngồi gập người có thể tạo áp lực, đè nén lên cơ thể mong manh của bé và khiến lồng ngực để lại dấu tích vết vĩnh viễn trên cơ thể vốn còn non nớt của con.
Hướng dẫn tư thế ngồi chuẩn khi mang thai:
- Luôn ngồi thẳng lưng, vai hơi đẩy ra sau, không chùng lưng cũng không đẩy người.
- Nên ngồi sâu vào trong ghế, mông chạm vào lưng ghế để đảm bảo lưng tìm được điểm tựa tốt, nên trang bị thêm gối đệm ở chỗ đường cong của lưng, như thế bạn sẽ ít bị mỏi và đau lưng.
- Khi ngồi, bạn không gác cao chân hay bắt chéo chân, hãy bảo đảm bàn chân đặt thoải mái trên sàn (hoặc đặt chân thoải mái trên chiếc ghế thấp kê chân), đầu gối tạo góc 90 độ, phân bố đều trọng lượng cơ thể ở cả hai bên hông.
- Khi ngồi ghế xoay, đừng vặn eo khi đang ngồi, thay vào đó, bạn cần xoay cả người.
- Không nên ngồi lâu quá 30 phút, hãy thường xuyên đứng lên, duỗi người, đi lại một chút, uống nước… Để đứng lên, bạn hãy dịch người về trước rồi đứng dậy bằng cách thẳng chân, tránh chồm người để đứng dậy.
Và tốt nhất, bạn hãy tập nhớ và có thói quen ngồi đúng tư thế ngay từ trước khi mang thai, điều này hoàn toàn không thừa chút nào đâu nếu muốn có sức khỏe tốt và dáng người đẹp hơn.
Tác giả: Mộc
-
Người mẹ mất đứa con chưa kịp chào đời và bức tâm thư khiến ai cũng "bừng tỉnh"
-
Bảo Thanh có động thái đầu tiên sau khi vướng tin đồn mang thai lần 3
-
Minh Tú lên tiếng trước tin đồn mang thai sau khi công khai bạn trai ngoại quốc
-
Diệu Nhi tạm biệt năm cũ nhưng vô tình để lộ giới tính đứa con đầu lòng với Anh Tú?
-
5 loại hạt rất giàu choline, mẹ bầu nên bổ sung hàng ngày để tốt cho cả mẹ và con