Bộ phận của cá chứa đầy vi khuẩn và ᴄʜấᴛ độᴄ, cố tình ăn vào có thể rước вệnн nan y

( PHUNUTODAY ) - Các chuyên gia cảnh báo, có một số bộ phận của cá mà bạn nên hạn chế ăn vì chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho sức khỏe.

Trứng cá

Trứng cá có nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt có chứa rất nhiều lecithin, tốt cho hệ thần kinh, nhưng nếu ăn nhiều sẽ gây tăng cân. Ngoài ra, trứng cá cũng giàu cholesterol, do đó người mắc bệnh tim mạch không nên ăn nhiều.

Ăn trứng cá cũng dễ mắc chứng khó tiêu do đó bạn muốn ăn trứng cá, hãy nhớ nấu chín kỹ và đừng ăn quá nhiều.

Da cá

Cá có tuổi đời càng lâu thì sự tích lũy thủy ngân càng cao và sự tích tụ này tập trung vào phần da của cá.

Do đó, bạn cần hạn chế ăn bộ phận này.

Lớp màng đen trong bụng cá

Lớp màng đen trong bụng cá là lớp bên trong phúc mạc của cá, có vai trò bảo vệ các cơ quan nội tạng và bôi trơn. Tuy nhiên, đây là nơi lắng đọng của các tế bào sắc tố trong cá nên mới có màu đen.

Bộ phận này ăn được nhưng nó có hàm lượng chất béo cao, giá trị dinh dưỡng thấp và có nhiều khả năng làm phong phú thêm một số chất gây ô nhiễm hòa tan trong chất béo. Vì vậy, khi ăn cá nên làm sạch lớp màng đen trong bụng cá.

Ruột cá

Ruột cá là bộ phận bẩn nhất bởi cá sống dưới nước nên dễ bị nhiễm các loại độc tố và vi sinh vật sống dưới nước hoặc ký sinh trùng như trứng sán, trứng giun và giun xoắn.

Nếu ăn ruột cá nhiễm ký sinh trùng khi bị nhiễm vào cơ thể có thể gây hại cho gan và một số cơ quan khác.

Trong trường hợp muốn ăn ruột cá mọi người nên chọn những loại ruột cá ăn được và chế biến cẩn thận. Trước khi nấu, nên rửa thật sạch bằng muối. Và đặc biệt, bạn phải nấu thật chín, tránh nguy cơ mắc các bệnh ký sinh trùng.

Mật cá

Trong dân gian lưu truyền bài thuốc ăn mật cá để thanh nhiệt giải độc, tăng cường thị lực, giúp mắt sáng, giảm ho.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu khoa học cho thấy, mật cá cung cấp các men, enzyme song cũng chứa rất nhiều độc tố như tetrodotoxin, tác hại lên hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn hành vi.

Ăn mật cá cũng có thể bị trúng độc, sốc nhiễm khuẩn, chảy máu cấp thậm chí tử vong. Vì thế, lưu ý khi chế biến nên tránh làm vỡ mật cá, tránh để dịch mật cá bắn vào mắt.

Đuôi và vây cá

Khi cá bơi trong nước, chúng chủ yếu dùng đuôi và vây để di chuyển. Bằng cách này, vi khuẩn và chất bẩn trong nước sẽ dễ dàng bám vào nên rất khó để làm sạch chỉ với nước sạch rửa qua. 

Do đó, khi sơ chế cá, bạn hãy nhớ dùng kéo cắt bỏ đuôi và vây cá nhé.

Não cá

Trong não cá có chứa nhiều axit béo không bão hòa và chất phốt pho lipid. Những chất này đều có lợi cho sức khỏe nhưng nguy cơ cá bị nhiễm độc kim loại nặng, thủy ngân là rất cao, nhất là các loại cá sống ở tầng đáy như cá ngừ, cá vược, cá kình, cá kiếm... Mức độ nhiễm độc kim loại và thủy ngân sẽ càng tăng lên nếu như loài cá đó sống trong điều kiện bị ô nhiễm.

Do đó, việc ăn não cá có thể gián tiếp đưa chất độc vào cơ thể nên tốt nhất thì bạn nên loại bỏ bộ phận này trong quá trình sơ chế.

Xương cá

Xương cá giàu canxi và cũng có lượng dinh dưỡng nhất định. Ngày nay, ngày càng có nhiều món ăn được chế biến từ xương cá bằng cách nấu cháo, ninh kỹ.

Mặc dù chúng có chứa canxi nhưng cơ thể hấp thụ được quá ít. Để an toàn, người già và trẻ em nên ăn ít hoặc không ăn. Một khi xương cá bị mắc kẹt trong cổ họng, thực quản hoặc dạ dày, nó có thể gây loét và thủng.

Màng nhầy trên bề mặt cá

Trong lúc chọn mua cá, bạn thử chạm tay lên bề mặt cá sẽ thấy lớp màng nhầy có phần hơi dính. Lúc này, chúng ta cần sử dụng mặt sau của con dao để loại bỏ lớp nhầy trên bề mặt của cá. Lớp màng nhầy này rất dễ bám nhiều vi khuẩn và bụi bẩn nên bạn phải loại bỏ thật sạch.

Tác giả: Vũ Ngọc