Ở Việt Nam, gấc thường được dùng để đồ xôi, tạo màu cho món ăn. Tuy nhiên, mọi người thường chỉ lấy phần cùi gốc rồi vứt bỏ vỏ, hạt, màng gấc. Theo các chuyên gia, đó là một sự lãng phí. Các bộ phận này của quả gấc đều có những giá trị nhất định.
Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội) cho biết, từ rễ đến quả, hạt gấc đều có giá trị để làm thuốc. Trong đó, nguồn dưỡng chất và dược liệu quý đều nằm nhiều nhất ở quả gấc khi đã chín. Tuy nhiên, nhiều người chỉ sử dụng phần cùi (ruột) gấc mà bỏ đi phần hạt mà không biệt công dụng tuyệt vời của nó.
Quả gấc có chứa hàm lượng lycopen, beta-carotene, alphatocopherol… rất cao. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, hàm lượng các chất này trong gấc có thể cao gấp 68 lần trong cà chua. Đặc biệt, beta-caroten - tiền chất của vitamin A trong gấc cực tốt. Chất này khi đi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A tốt cho mắt và cơ thể.
Lớp màng bao quanh hạt gấc cũng chứa rất nhiều vitamin E, chất chống oxy hóa, chất chống lão hóa, ngừa sạm da, khô da, rụng tóc...
Lương y Vũ Quốc Trung cho biết, khi mọi người dùng gấc thường bỏ phần hạt, gây lãng phía. Đây chính là "tiên dược" bên trong quả gấc.
Theo Đông y, nhân hạt gấc có vị béo, hơi ngọt, tính mát, hơi độc, vào kinh can, chữa ung thũng, trùng nhạc, lở ngứa, u nhọt, quai bị, trĩ, sưng vú, tắc tia sữa...
Thông thường, mọi người hay ngâm hạt gấc với rượu nặng đề xoa bóp ngoài ra, dùng khi té ngã, bị thương, sưng...
Lương y Vũ Quốc Trung chỉ cách ngâm rượu hạt gấc để thoa đau xương khớp: Hạt gấc đốt vỏ ngoài cháy thành than, nhân bên trong có màu vàng. Cho nhân hạt gấc vào cối giã nhỏ. Bỏ nhân hạt gấc vào lọ thủy tinh, cứ 30-40 hạt thì cho 400-500ml rượu trắng vào ngâm cùng. Đậy kín nắp lọ, ngâm khoảng 120 phút là dùng được. Ngâm càng lâu càng tốt, để dùng dần.
Lưu ý, dù gấc có lợi ích với sức khỏe nhưng vì nó có chứa nhiều beta-caroten nên ăn nhiều cũng sẽ không tốt. Nó có thể gây dư thừa vitamin A, khiến vitamin A tích lũy trong gan và không đào thải được ra ngoài, lâu dài có thể gây ngộ độc.
Tương tự, hạt gấc cũng có tính độc nên nếu sử dụng để ăn hoặc dùng cho đường uống thì cần phải có sự tư vấn, hướng dẫn của người có chuyên môn.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Di chứng nguy hiểm nhất hậu Covid-19, có thể khiến người bệnh không qua khỏi: BS chỉ dấu hiệu phát hiện sớm
-
6 loại nước phụ nữ nên uống vào buổi tối: Vừa đẹp da, ngủ ngon lại giúp tiêu mỡ, thu gọn vòng eo
-
3 loại hạt hướng dương tuyệt đối đừng mua kẻo "mất Tết": Ăn vào chỉ rước bệnh hại thân
-
Trứng gà ăn cùng thứ này là "thần dược" dưỡng nhan của phụ nữ: U40 da vẫn hồng hào, tươi trẻ như tuổi 18
-
Thêm thứ này vào nước gừng để uống: Giúp thải sạch độc tố, đốt mỡ nhanh hơn cả chạy bộ