Bổ sung dưỡng chất cho con gái tuổi dậy thì
Cơ thể của bé đang có những sự thay đổi rõ rệt, chiều cao của bé tăng lên, xương chậu cũng phát triển và kích thước vòng một của trẻ cũng thay đổi đấy nhé. Vậy để đáp ứng được những sự thay đổi đó thì các mẹ cần bổ sung những dưỡng chất gì cho con gái khi đến tuổi dậy thì.
Cần bổ sung những dưỡng chất cho con gái tuổi dậy thì
+ Vitamin E không chỉ là đẹp mà còn rất tốt đối với trẻ đấy nhé
Các mẹ có biết, vitamin E có tác dụng ngăn chặn quá trình khô da, dưỡng ẩm một cách lâu dài, mang đến một làn da mượt mà và căng mịn. Hơn nữa, Vitamin E giúp giảm được 36% tỉ lệ đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt, giảm tỉ lệ ung thư buồng trứng và ung thư vú đồng thời ức chế quá trình oxy hóa.
Bởi những công dụng của vitamin E mà các mẹ nên bổ sung dinh dưỡng cho trẻ từ: đậu hũ, bắp cải, củ cải xanh, cải xoăn, hạt hướng dương, hạt bí, xoài, cà chua…
+ Đừng quên bổ sung vitamin B12 cho trẻ
Thiếu B12 là việc thường rất hiểm gặp nhưng cũng không phải là không xảy ra với trẻ. Đặc biệt là đối trẻ ở tuổi dậy thì. Nếu bạn thấy con có những biểu hiện như: xanh xao, ăn không ngon, đau đầu, hồi hộp thì đó chính là biểu hiện của việc thiếu vitamin B12 đấy nhé.
Vì vậy để cung cấp vitamin B12 cho trẻ, các mẹ nên cho trẻ ăn các loại thịt và nội tạng từ các động vật ăn cỏ như bò, các loại hải sản như sò, ốc…, trứng, sữa.
+ Nguồn dinh dưỡng từ chất sắt
Việc bé ngày càng lớn và hoạt động nhiều sẽ là lúc cơ thể trẻ bị tiêu hao một lượng lớn chất sắt. Bởi vậy, để cung cấp thêm khoáng chất sắt cho cơ thể bạn cần phải ăn uống các loại thực phẩm giàu chất sắt như: các động vật thân mềm (trai, sò, hàu…), gan, các loại hạt, các loại đậu, thịt bò, các loại rau xanh…
Nếu trẻ không được bổ sung dinh dưỡng sẽ như thế nào?
Theo các chuyên gia thì nếu bé gái ở trong giai đoạn dậy thì thì sẽ xuất hiện kinh nguyệt. Bởi vậy mà nếu không dinh dưỡng đúng và đủ trong giai đoạn này thì trẻ sẽ bị bỏ mất cơ hội tăng trưởng.
Hơn thế nữa, việc thiếu dinh dưỡng sẽ có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ, như trẻ có thể bị suy dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu vi chất dinh dưỡng, chậm phát triển sinh dục, béo phì và các bệnh liên quan… Bởi vậy mà các chuyên gia khuyên các mẹ phải đảm bảo ăn được 2.200 – 2.400 calo. Nguồn năng lượng được tạo ra bởi các chất dinh dưỡng là đạm, béo, bột đường nên các chất này cần phải có một tỷ lệ hợp lý thì mới đạt hiệu quả tối ưu là vừa cung cấp năng lượng, vừa cung cấp chất dinh dưỡng cấu tạo nên cơ thể.
Tác giả: Nguyễn Thúy Quỳnh