BS hướng dẫn 7 thực phẩm nên ăn, 2 thứ tuyệt đối tránh sau khi tiêm vắc xin nCoV, không biết là thiệt

( PHUNUTODAY ) - Dinh dưỡng sau tiêm phòng nCoV là điều được nhiều người chú trọng. Có những thực phẩm nên và không nên ăn nhất định bạn phải biết.

Thông thường sau khi tiêm phòng, cơ thể bạn sẽ phải gặp nhiều tác dụng phụ, ví dụ như sốt, đau người, mệt mỏi...

Việc nên ăn gì và không nên ăn gì sau khi tiêm rất được chú trọng. Bởi điều này không những làm giảm nhanh tác dụng phụ mà còn giúp cơ thể hồi phục nhanh.

Sau khi tiêm vắc xin xong, nên ăn những thực phẩm nào tốt cho sức khỏe?

Nước

Nước giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe con người. Thường xuyên uống nhiều nước giúp máu lưu thông tốt, cung cấp đầy đủ oxy đến các tế bào giúp hệ miễn dịch làm việc tốt hơn. Nước không chỉ cung cấp nguồn năng lượng cho các tế bào, mà còn giúp các tế bào loại bỏ độc tố và các nguyên nhân gây bệnh một cách tự nhiên.

Theo Viện Y học Hoa Kỳ (Institute of Medicine), phụ nữ cần uống đủ 2,7 lít nước mỗi ngày, nam giới cần 3,7 lít. Khoảng 20% nước đến từ thức ăn, lượng nước còn lại cần được bổ sung đều trong ngày và phân bố đều trong 4 thời điểm: sau khi thức dậy đến giữa buổi sáng, giữa sáng đến trưa, giờ ăn trưa đến giữa buổi chiều, giữa chiều đến giờ ăn tối.

Thực phẩm giàu vitamin A như gấc, khoai lang, bí đỏ, ớt chuông, rau bina, xoài, bông cải xanh…

Vitamin A là chất dinh dưỡng tham gia trực tiếp vào nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Nó có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch, tham gia vào sự biệt hóa tế bào miễn dịch. Bên cạnh đó, vitamin A còn giúp bảo vệ sự toàn vẹn của da, niêm mạc đường tiêu hóa, hô hấp. Đây là những hàng rào đầu tiên ngăn cản mầm bệnh.

Bản thân cá là một loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng với lượng vitamin và khoáng chát thiết yếu cho cơ thể như: vitamin A, D, kẽm, magie… Đặc biệt, trong cá còn có omage 3. Đây là chất có khả năng chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch, rất tốt cho cơ thể, nhất là trong những ngày cơ thể đang cần chống chọi với tác nhân từ bên ngoài. Do đó, sau khi tiêm vắc xin xong, bạn nên ăn ít nhất 3 bữa cá mỗi tuần.

Thực phẩm giàu vitamin C, E

Nhóm thực phẩm giàu vitamin C gồm như bưởi, chanh, cam, ổi, dâu tây, kiwi, đu đủ, bông cải xanh, bông cải trắng, ớt chuông, rau ngót, rau cải, đậu tương, giá đỗ, vừng lạc, mầm lúa mạch, dầu ô liu, rau lá màu xanh đậm…

Vitamin C là chìa khóa ‘vàng’ trong sự tăng trưởng và kích thích hệ miễn dịch của cơ thể. Vitamin C cũng đồng thời là thứ giúp cải thiện hoạt động hàng ngày của hầu hết mô cơ thể. Vitamin C và E là hai chất có tác dụng chống oxy hóa mạnh với khả năng bảo vệ sự nguyên vẹn của tế bào. Nhờ đó có thể làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống lại các tác hại do sự xâm nhập của các yếu tố lạ.

Thực phẩm giàu vitamin D như cá, trứng, sữa…

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện hệ miễn dịch. Việc thiếu hụt vitamin D có khả năng gây ra sự rối loạn điều hòa phản ứng miễn dịch của cơ thể.

Nhóm thực phẩm giàu kẽm như sò, hàu, tôm, cua biển, ghẹ, ngũ cốc nguyên hạt

Kẽm là chất khoáng rất cần thiết có khả năng thúc đẩy và cấu trúc nên các enzyme chuyển hóa trong cơ thể. Nó giúp tăng cường hệ miễn dịch, khiến vết thương nhanh lành hơn, duy trì vị giác và khứu giác.

Sau khi tiêm vắc xin xong, người sẽ cảm thấy mệt mỏi, sốt, sưng đau và chán ăn. Những thực phẩm này có thể giúp quá trình chuyển hóa diễn ra tốt hơn. Bạn cũng nên chế biến chúng thành món súp, cháo… để dễ ăn hơn.

Gia vị chứa nhiều chất chống viêm như hành, tỏi, nghệ

Đây là những thứ có hàm lượng chất chống viêm cao, có thể giúp cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể. Trong đó, hành, tỏi giúp cung cấp lợi khuẩn probiotic, tốt cho đường ruột, tăng khả năng tiêu hóa, giảm cảm giác chán ăn. Nhờ đó mà cơ thể được cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Còn nghệ thì chứa curcuminoid, protein, hợp chất vô cơ, hợp chất vi lượng, chất xơ, chất kháng viêm… Những thứ này có thể bảo vệ não bộ khỏi sự căng thẳng, khó chịu, giúp cơ thể tăng đề kháng khỏe mạnh hơn.

Một số điều cần tránh và hạn chế sau khi tiêm vắc xin Covid-19

Uống rượu

CDC và các chuyên gia đặc biệt cảnh báo, người dân nên tránh uống rượu trước và sau khi chủng ngừa vì rượu có khả năng ức chế hệ thống miễn dịch, có thể khiến cơ thể mất nước. Tốt nhất, nên kiêng uống rượu trong vòng 1 ngày hoặc lâu hơn sau khi chủng ngừa. Rượu còn làm suy yếu khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể, tăng nguy cơ biến chứng và có thể gây khó khăn trong công tác phân biệt phản ứng của rượu và phản ứng của vắc xin.

Đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, đồ chiên rán, nướng

Đây là những thực phẩm vốn chứa những chất không có tốt cho sức khỏe dù nó rất ngon miệng. Bởi chúng là thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa. Nó có thể làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây ra nhiều tác động tiêu cực với sức khỏe.

Tác giả: Thạch Thảo