Buông bỏ 4 điều sau đây xuống, những thống khổ, mệt mỏi trong đời sẽ rời xa bạn

( PHUNUTODAY ) - Chuyện đời có 8, 9 phần không được như ý chi bằng hãy đối diện với khổ nạn một cách lạc quan. Buông xuống những tiêu cực và cố chấp trong tâm. Nếu làm được vậy thì những mệt mỏi trong đời sẽ rời xa, hạnh phúc sẽ dễ dàng tìm tới.

Buông tâm oán hận

Bầu trời có lúc xanh, có lúc u ám. Cuộc đời có thuận cảnh thì cũng sẽ có nghịch cảnh. Gặp mâu thuẫn mà trong tâm phiền não thì chắc chắn áp lực sẽ tăng gấp đôi. Gặp mâu thuẫn mà trong tâm vẫn an định thì tự nhiên áp lực sẽ giảm xuống một nửa. “Cảnh tùy tâm sinh” người oán hận thì thế giới xung quanh cũng tiêu điều buồn theo.

Ở trong nghịch cảnh mà oán hận thì cuộc sống cực kỳ tối tăm hơn, khiến con người ta dễ rơi vào vũng lầy. Oán hận và phiền não được ví như bóng ma gặp nhấm tâm linh và cuộc sống.

Lòng dạ lớn một phân, oán hận bớt một phần. Làm người thì tốt nhất có thể bao dung người khác, tha thứ được những lỗi lầm người khác. Những thương tổn đến từ bên ngoài giống như những tảng đá ngầm bên bờ biển. Bất quá chỉ làm cho những con sóng thêm trắng xóa sinh đẹp mà thôi. Hãy nhớ biển rộng không than thở mà dung nạp hết thảy.

Buông bỏ tâm lười biếng

Cuộc sống hiện đại ai cũng có thể thỏa sức mua sắm, coi an nhàn là chuyện hưởng thụ đương nhiên. Còn người nghèo khổ thì cũng ngưỡng vọng tiền quyền, trong tâm khó tránh khỏi những ai oán. Ai ai cũng truy cầu an nhàn thoải mái, nhường như không ai là không thích an nhàn vui vẻ, tuy nhiên an nhàn rất gần với lười biếng.

Cổ nhân có câu: ''Lười biếng là thứ rất kỳ lạ, nó khiến bạn cho rằng đó là an nhàn, là nghỉ ngơi, là phúc phận. Nhưng trên thực tế, nó chỉ làm bạn cảm thấy nhạt nhẽo, uể oải và tiêu trầm mà thôi''.

Những kiểu người sinh ra tâm lười biếng thì lúc nào muốn trì hoãn mọi chuyện xung quanh. Công việc trì hoãn thì chắc chắn không thể có kết quả đẹp được.

Tâm lười biếng xuất phát từ sự tự mãn, truy cầu an nhàn, thiếu khiêm nhường và sự nhẫn nại. . Người muốn đạt được thành tựu, muốn làm được việc lớn thì nhất thiết phải tránh xa sự lười biếng và rèn luyện một tâm nhẫn nại.

Buông bỏ tâm tật đố

Tâm tật đố chính là tự hại người hại cả mình. Người có tâm này khi sống cùng người khác thì chắc chắn thấy người khác hơn mình liền tỏ ra khó chịu. Một số người đố kỵ tới mức luôn tìm cách để gây trở ngại, làm tổn hại cho người khác. Thậm chí có người bởi vì thế mà sinh ra ác niệm, ác sự, mưu toan hại người khác. Khi tật đố không chịu được thì người đó sẽ gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng, hại người đồng thời cũng định sẵn kết cục bi thảm cho mình.

Người xưa khuyên dạy con người khi đối nhân xử thế phải có tấm lòng bao dung. Vui với niềm vui của người khác, buồn với nỗi buồn của người khác, đó mới chính là điều nên làm.

Buông bỏ những giày vò trong quá khứ

Chuyện gì đã là quá khứ thì nhấ định phải quên đi. Con thuyền của tương lai không thể chở quá nhiều chấp niệm quá khứ được. Những thống khổ nơi quá khứ cộng thêm ưu phiền hiện tại. Đối với bất kỳ ai mà nói cùng là giày vò tâm hồn.

Khi còn thì học cách trân quý, khi mất thì hãy để nó rời đi nhẹ nhàng. Những gì đã qua hãy học cách buông tay, từ bỏ những thứ làm mình mệt mỏi. Bên cạnh những buồn đau, con người cũng thường có nhiều dục vọng tham niệm. Những tâm mê đắm của cải tiền tài, ham mê sắc dục, truy cầu danh vong. Điều ấy đều trở thành cái rễ cắm rất sâu vào tâm linh người ta.

Tác giả: Truy Nguyệt