Cổ nhân dạy: “Đấu gạo dưỡng ân, gánh gạo dưỡng thù”: Làm gì cũng nên nhớ để tránh làm ơn mắc oán

( PHUNUTODAY ) - Giúp người là việc tốt nhưng chúng ta cần giúp đúng lúc, đúng người để tránh làm ơn mắc oán.

Trong cuộc sống, những người giỏi giang, thành đạt không nhất thiết phải có trí tuệ hơn bạn. Nhưng họ nhất định phải nỗ lực và làm việc chăm chỉ không ngừng. Người xưa dạy: “Siêng năng có thể bù đắp cho thiếu sót, một phân khổ một phân tài”. Không ai có thể dựa vào thiên phú để thành công, chỉ có chăm chỉ mới có thể biến thiên phú thành thiên tài. Ở đời, chẳng ai lười biếng mà có thể thành công được.

Vì sao có câu nói: “Đấu gạo dưỡng ân, gánh gạo dưỡng thù”?

Liên quan đến chân lý sống ở đời, người xưa dạy rằng: “Đấu gạo dưỡng ân, gánh gạo dưỡng thù”. Vậy, ý nghĩa của câu nói này thực sự là gì? Đầu tiên phải nhắc đến câu chuyện dưới đây.

Trước đây có hai gia đình là hàng xóm, trong đó có một nhà tương đối khá giả, nhà còn lại thì rất nghèo khó. Bình thường, hai bên gia đình vốn là hàng xóm láng giềng hòa thuận, không có ân oán gì, quan hệ với nhau cũng rất tốt. Thế nhưng đến một ngày nọ, ông trời nổi giận đã giáng tai họa xuống khiến cho lúa ngoài đồng bị mất trắng. Vì mất mùa nên gia đình nghèo khó lại càng thêm vất vả.

1

Không có lương thực dự trữ nên chỉ còn cách nằm đó chờ chết mà thôi. Lúc ấy, gia đình già nua kia có rất nhiều lương thực, nghĩ đến hoàn cảnh của nhà hàng xóm đã cảm thấy vô cùng thương cảm. Vì vậy, gia đình giàu có đã tặng cho nhà bên một đấu gạo lúc nguy nan.

Nhận được gạo, gia đình nghèo khó vô cùng cảm kích, nghĩ rằng gia đình giàu có kia thực sự là ân nhân cứu mạng của mình. Họ thầm nghĩ, đợi qua thời khắc khó khăn ấy, họ sẽ bày tỏ lòng biết ơn đối với ân nhân của mình. Khi gia đình đang nói chuyện thì bất chợt nhắc đến chuyện chưa có hạt giống của vụ gieo trồng tiếp theo. Do đó, gia đình giàu có lại hào phóng tặng thêm một đấu gạo cho nhà nghèo kia khiến họ cảm kích vô cùng.

2

Thế nhưng khi về đến nhà, huynh đệ nhà nghèo kia lại nói rằng, chỉ một đấu gạo này thì làm được gì chứ? Ngoài việc để ăn thì không đủ để làm giống cho vụ sau, cái tên nhà giàu này của cải nhiều như thế mà lại keo kiệt. Họ giàu có như thế lẽ ra nên tặng cho chúng ta lương thực và thêm ít tiền nữa, cho được tí nhiêu này thật không bõ dính răng.  

Câu chuyện này khi truyền đến tai người giàu kia đã khiến họ vô cùng tức giận. Gia đình nhà giàu nghĩ rằng, mình tặng cho người ta bao nhiêu lương thực như vậy không những chẳng nhận được lời cảm ơn nào mà còn bị ghét bỏ, chê bai, đúng không phải là người mà. Vậy là, mối quan hệ vốn tốt đẹp của cả hai gia đình từ đó mà trở thành thù hận, không nhìn mặt nhau nữa.

“Đấu gạo dưỡng ân, gánh gạo dưỡng thù” ý chỉ khi việc cho đi và nhận lại trở thành một thói quen.

Điều đó có thể trở thành một trách nhiệm không thể chối đẩy. Người xưa có câu rằng “Dục vọng như nước biển, khi uống càng nhiều thì con người ta càng khát”. Thực tế, dục vọng giống như một chỗ ngứa ngáy trong tâm hồn con người, đau thì có thể nhịn, nhưng một khi đã ngứa, càng gãi lại càng ngứa ngáy khó chịu hơn.

Một người khi rơi vào hoàn cảnh khốn khó và bức bách, bạn cho họ một đấu gạo chính là giúp họ giải quyết một vấn đề lớn, điều này khiến họ vô cùng cảm kích. Tuy nhiên, nếu như bạn cứ tốt bụng cho họ thêm gạo, họ sẽ nghĩ rằng đây là một điều đương nhiên. Một đấu gạo không đủ, hai đấu gạo cũng vẫn chưa ăn thua, thậm chí một gánh gạo vẫn khiến họ cảm thấy đồ mà bạn cho chỉ là hạt muối bỏ biển mà thôi. 

3

Trong cuộc sống, việc như vậy xảy ra khá thường xuyên. Lần đầu tiên bạn giúp đỡ họ, họ sẽ cảm thấy vô cùng biết ơn bạn; lần thứ hai tâm ý biết ơn của họ sẽ nhạt dần. Tới lần giúp đỡ thứ n, họ sẽ cho rằng những điều bạn làm là đương nhiên và bạn vốn dĩ nên giúp đỡ họ. Đến khi bạn không giúp đỡ họ nữa, họ sẽ quay ra khó chịu, ganh ghét, thậm chí oán hận đối với bạn. 

Do đó sống ở đời, lòng tốt của con người cũng phải có mức độ, đừng nên phân phát một cách bừa bãi. Khi đối mặt với một người không có chí tiến thủ, suốt ngày ngồi đợi chờ người khác đến giúp đỡ thì làm ơn hãy kịp thời thu lại sự lương thiện của bạn càng sớm càng tốt.

Tất nhiên, không phải không thể làm việc thiện. Thiện ác có báo, giúp người đồng thời cũng mang đến vận may cho mình. Tuy nhiên, nếu như việc cho nhận đã trở thành một thói quen thì điều này sẽ trở thành trách nhiệm không thể chối bỏ. Vì thế, trước mỗi một hành động của mình, lúc đó hãy suy nghĩ thật kỹ rồi hãy làm.

Có thể nói, tư tưởng và quan niệm của một người sẽ quyết định con đường mà họ sẽ đi trong tương lai là gì. Nếu như trong lòng luôn chất chứa lòng biết ơn, hạnh phúc cũng tự nhiên mà từng chút từng chút tìm đến bạn. Còn nếu lười biếng, không chịu làm ăn mà chỉ đi ghen ghét, đố kỵ với người khác, cuộc sống của bạn sẽ mãi chẳng thể nào khấm khá lên được.  

Theo:  xevathethao.vn copy link