Các cụ nói cấm sai: "Có phúc ắt có phần", ông bà làm được 1 việc, con cháu hưởng đủ lộc to

( PHUNUTODAY ) - Ông bà tạo phúc thì cha mẹ an nhàn, cha mẹ tạo thêm đức thì con cái rạng rỡ, đến đời cháu chắt cộng dồn tất cả phúc đức của ông bà cha mẹ con cái lại thì đời này của cháu chắt vô cùng huy hoàng.

Phúc đức ông bà tạo cho con cháu

Phúc đức của ông bà cha mẹ để lại cho con cháu không phải sẽ chia đều cho từng người, mà sẽ có người hưởng ít có người hưởng nhiều.

Người may mắn có thể ăn hết cả phần phúc của gia đình, hay may mắn tột đỉnh là hưởng trọn vẹn cả phúc đức của một gia tộc. Và sẽ có người hưởng ít hoặc không được thụ hưởng.

Đó là lý do vì sao một gia đình có đông anh chị em, có người giàu người nghèo dù đều sinh ra từ một cha một mẹ và mang một họ.

Việc làm sao biết một người ăn bao nhiêu phần phúc, hưởng bao nhiêu quả ngọt là không thể đo đạc được chỉ có thể cảm nhận hoặc chứng kiến.

Một gia đình có 10 phần công đức, sinh được hai người con thì có thể người này hưởng 9 phần, còn người kia chỉ hưởng có 1 nên khi vào đời người may mắn, người xui rủi.

Rồi cũng có người ăn phúc của cha, hoặc hưởng phúc từ mẹ. Không nhất thiết rằng con gái hưởng phúc cha hay con trai hưởng phúc mẹ, vẫn có trường hợp con trai hưởng phúc của cha và con gái hưởng phúc mẹ.

Nói chung con cái hưởng phúc người nào trong gia đình thì sẽ có nét mặt, dáng người, suy nghĩ và tính cách giống ông bà cha mẹ họ.Có người được mẹ hiền lành nhưng cha lại hung tợn, nếu ăn phúc của mẹ thì đời êm ả và ngược lại.

Gia đình sinh con càng nhiều thì phúc đức cha mẹ phải tích rất nhiều thì tất cả các con mới được hưởng hết, còn không thì phúc đức sẽ ngẫu nhiên mà chọn ai đó trong số anh chị em mà đi vào số mệnh của một hoặc hai người.

Với cha mẹ đều xấu xa, thất đức thì hiển nhiên sẽ không thể sinh ra phước phần cho cái thụ hưởng. Khi đứa trẻ đó vào đời phải tự thân lập thân, tự mình tạo đức và tích phúc cho chính mình cũng như con cái họ sau này.

Nhưng dù có được hưởng hay không được hưởng phước phần từ cha mẹ thì bản thân vẫn cần phải tạo ra đức để bản thân được may mắn về lâu dài.

Vì phúc hưởng sẽ hết, tạo đức để duy trì sự an lạc, yên bình cho số mệnh. Có phúc tới đâu thì hưởng tới đó, còn muốn hưởng những thứ hơn người thì phải tích đức.

Tiền bạc, gia sản khi chết đi không thể mang theo hay để lại trường tồn cho con cái, duy chỉ có phúc đức là có thể lưu truyền từ đời này sang đời khác, người mất đi rồi vẫn có thể để lại cho con cháu.

Tạo dựng phúc phần cho đời sau

Khi cha mẹ còn sống họ tạo dựng được tài sản, nhưng khi chết đi lập tức con cái sẽ đem bán và chia đều hoặc chia theo di chúc của người mất, đây chính là biểu hiện của việc phúc phần bị chia năm xẻ bảy quy đổi từ phúc thành tiền tài để thụ hưởng, cho nên mới có câu không ai giàu ba họ là như vậy.

Thường ở Châu Á Ít có tiền tài của một gia tộc có thể duy trì đến đời thứ 3, nên dù ông bà đời trước giàu có nhưng đến đời này con cháu lại không được như vậy nữa cũng chính là do chúng ta đã hưởng cho bằng hết.

Thứ mà con người có thể đem theo khi chết đi và truyền lại cho muôn đời sau chính là phúc đức mà họ góp nhặt được trong quá trình sống.

Ông bà tạo phúc thì cha mẹ an nhàn, cha mẹ tạo thêm đức thì con cái rạng rỡ, đến đời cháu chắt cộng dồn tất cả phúc đức của ông bà cha mẹ con cái lại thì đời này của cháu chắt vô cùng huy hoàng.

Phúc Đức là một danh từ của người Á Châu vô cùng màu nhiệm để chỉ sự may mắn và cứu rỗi, đó là thứ mà con người theo đuổi trong quá trình sống.

Chỉ có người lương thiện mới thấy chữ Phúc Đức quan trọng mà thôi !

Tác giả: Mộc