Các cụ xưa nói: 'Trồng 4 cây trong nhà, tai ách từ trên trời rơi xuống', đó là cây gì?

( PHUNUTODAY ) - Theo quan niệm phong thủy, có 4 loại cây này tuyệt đối không nên trồng quanh nhà kẻo rất hại cho gia chủ.

Rất nhiều nhà thường thích trồng những cây to trước nhà để lấy bóng mát, tuy nhiên không phải loại cây nào cũng thích hợp để trồng. Có 4 loại cây nên tránh xa kẻo chỉ rước vận xui.

Không nên trồng cây keo trong nhà

Cây keo (Acacia) có tới cả nghìn loài nhưng phổ biến ở nước ta là keo tai tượng và keo lá chàm. Các cây này bạn có thể thấy được trồng phổ biến ở nhiều nơi, tạo thành các thảm thực vật xanh, gây rừng, trồng cây lấy gỗ…

Loại cây này có sức sống mãnh liệt, lá xanh tốt nhưng nếu trồng ở nhà óc nhược điểm là bộ rễ phát triển rất nhanh, dễ dàng lan rộng ra móng nhà và đường ống ngầm, gây hại cho nhà và cơ sở hạ tầng.

Ngoài ra, hoa keo có phấn hoa nhiều với hàm lượng chất gây dị ứng cao, có thể gây ra triệu chứng dị ứng.

Do đó, để tránh tai họa "từ trên cây rơi xuống", người xưa khuyên không nên trồng cây keo trong nhà. Chúng ta có thể chọn các loài cây khác, chẳng hạn như cây si hoặc cây bạch quả, chúng cũng có thể mang lại bóng mát và tác dụng tạo cảnh quan đẹp mắt.

Không nên trồng cây dương trong nhà

Cây dương (Poplar) phát triển nhanh chóng và được nhiều người thích trồng trong vườn. Tuy nhiên, cây dương cũng có bộ rễ rất khỏe và có thể ảnh hưởng đến móng nhà bạn.

Hơn nữa, chiều cao của nó có thể lên đến 15-20m. Trong điều kiện thời tiết mưa gió, cành cây to lớn có thể chạm vào làm hư hại ngôi nhà, đường điện hoặc thậm chí gãy xuống gây tai nạn cho con người, không an toàn.

Ngoài ra, cây dương sẽ "đổ tuyết" vào mùa xuân. Đó là khi những bông hoa của chúng nở kiểu như hoa của cây bông, dạng sợi mịn, bay tứ tán trong gió trông như tuyết rơi.

Nhìn có vẻ rất đẹp nhưng với những người bị dị ứng với cây dương thì đó là một cơn ác mộng. Nó có thể gây ngứa, mẩn đỏ và sưng tấy sau khi tiếp xúc với da, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đi lại bình thường của mọi người.

Dọn dẹp sân vườn cũng rất mệt khi các sợi hoa này bay khắp nơi. Do đó, người xưa khuyên bạn không nên trồng cây dương trong nhà.

Thay vì trồng cây dương, tốt hơn là trồng cây phong hoặc cây long não, hai loại cây này không có vấn đề gì.

Không nên trồng cây đào trong nhà

Cây đào (Peach) là cây cảnh nổi tiếng, được coi là biểu tượng của điềm lành và sự giàu có. Nhiều người thích trồng cây cảnh này trong nhà. Khi chúng nở hoa là 1 cảnh đẹp diễm lệ, đáng để chiêm ngưỡng.

Cây cảnh cũng cho quả ngọt rất ngon. Tuy nhiên, đối với những người dị ứng phấn hoa, dị ứng "lông" trên quả đào thì đây cũng là một vấn đề không tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, quả của cây đào khi chín sẽ thu hút nhiều loại côn trùng và chim chóc có thể gây phiền toái cho sân vườn. Do đó, người xưa khuyên bạn nên thận trọng khi trồng cây đào trong sân vườn.

Nếu chúng ta muốn thưởng thức vẻ đẹp của hoa, mang lại điềm lành, sự sung túc cho gia đình mà không gây rắc rối, bạn có thể chọn trồng cây sung hoặc cây sim, cũng rất đẹp.

Không nên trồng cây du trong nhà

Cây du (Elm) cũng có thân và bộ rễ khỏe nên dễ làm hỏng các đường ống và cơ sở hạ tầng ngầm.

Đây là cây gỗ lớn, chiều cao cây trưởng thành có thể đạt đến khoảng 35m đến 50m, với đường kính thân cây khoảng 175 cm. Tùy vào loài và giống cây trồng, chiều ngang của tán cây có thể đạt đến 9 đến 18 m

Thân cây du thường có dạng phân nhánh, có thể chia làm hai hoặc nhiều nhánh mọc lên cao. Do đó, người xưa dặn bạn không nền trồng cây du trong nhà, có thể che ánh nắng vào nhà, khiến phong thủy trong nhà không tốt.

Ngoài ra, cây du phát triển một loại độc tố có thể gây hại cho các cây xung quanh, khiến các cây khác không phát triển được.

Nếu chúng ta cần một giải pháp thay thế để cung cấp bóng mát và tạo cảnh quan, chúng ta có thể chọn cây tần bì, đây là loại cây phổ biến không gây ra các vấn đề rắc rối, đảm bảo an toàn cho bạn và gia đình.

Như vậy, người xưa dặn bạn không nên trồng những cây tiềm tàng nguy hiểm cho ngôi nhà và môi trường xung quanh cũng như sức khỏe của bạn.

Khi chọn cây trồng trong nhà, bạn nên chú ý đến đặc điểm sinh trưởng, nhu cầu của từng loại cây để đảm bảo chúng thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương. 

Tác giả: Thạch Thảo