Thời tiết mát mẻ, đặc biệt là những ngày mùa đông lạnh giá thì món lẩu lại trở thành món ăn trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Trong thời tiết lạnh, gia đình quay quần bên nhau quanh nồi lẩu nóng hổi thì còn gì tuyệt vời bằng. Để món lẩu trở nên hoàn mĩ, thì nguyên liệu cần thiết phải có đó là rau.
Món ăn nóng, rau đóng vai trò quan trọng trong việc giải nhiệt, trừ nóng, đồng thời khiến cho món lẩu trở nên thơm ngon, hấp dẫn hơn. Tuy nhiên không phải món lẩu và rau nào cũng có thể tùy ý kết hợp với nhau vì khi ăn kèm với nhau có thể sinh ra độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe.
1. Lẩu gà và rau kinh giới
Trong Đông y, thịt gà là vũ cầm, thuộc phong mộc về tạng can. Còn rau kinh giới có vị cay tính ấm phá kết khí, có tác dụng hạ huyết ứ. Nếu ăn chung thịt gà và kèm rau kinh giới với nhau có thể gây nên tình trạng chóng mặt, ù tai, run rẩy và ngứa ngáy trong đầu và não. Nếu không may bị ngộ độc các bạn có thể pha một cốc nước cam thảo để uống giúp giải độc nhé!
Với món lẩu gà bạn nên ăn những loại rau như bắp chuối, bông súng hay những loại rau cải (trừ rau cải bẹ xanh sẽ làm tăng nhiệt cho cơ thể), rau muống và rau đắng... Ngoài ra, bạn cũng không nên quên ăn cùng với rau ngải cứu, một món rau vừa ngon lại vô cùng bổ dưỡng.
2. Lẩu hải sản với cà chua
Những thực phẩm giàu Vitamin C thường rất kỵ với hải sản, mà trong khi đó cà chua lại chứa rất nhiều Vitamin C. Khi vitamin C có trong cà chua kết hợp với asen pentavenlent có trong tôm, cua, sò ốc… sẽ tạo thành Asen Trioxide hay còn có tên gọi khác là thạch tín.
Nếu ăn nhiều, lượng asen tích tụ trong một thời gian dài có thể dẫn đến nguy cơ bị ngộ độc, làm tăng giám sắc tố da, ảnh hường đến thần kinh, gây nên các bệnh về gan, sẩy thai... thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, bạn nên đặc biệt hạn chế nấu cà chua với lẩu hải sản nhé!
Khi ăn lẩu hải sản, bạn nên chọn những loại rau như rau muống, các loại nấm, cải thảo, xà lách, cải bẹ xanh, bắp chuối hay ngô đều rất ngon.
3. Lẩu bò và rau mồng tơi
Trong Đông y, thịt bò mang tính ôn (ấm), trong khi đó rau mồng tơi lại có tính hàn, vị chua, trơn nhầy… Mọi người ai cũng biết một điều rằng hai thực phẩm trái ngược nhau thường rất "kỵ nhau" và chúng ta không nên kết hợp chúng lại. Nếu như không may, kết hợp hai nguyên liệu này lại hay ăn lẩu bò mà kèm theo rau mồng tơi sẽ khiến người ăn bị rất dễ bị đau bụng, nhẹ thì đầy bụng khó tiêu, nặng thì gây táo bón.
Khi ăn lẩu bò bạn nên ăn với những loại rau như rau cải thảo, cải xanh, rau cần, khế chua...
Cách chọn rau với từng món lẩu
Bên cạnh những loại lẩu đã kể trên, còn rất nhiều loại rau khác bạn nên chọn loại rau ăn cùng cho phù hợp.
- Lẩu riêu cua: Xà lách, rau mùi, giá đỗ, rau muống, kinh giới, tía tô, rau răm… đặc biệt không thể thiếu bắp chuối, hoa chuối thái mỏng.
- Lẩu vịt: Rau muống cọng hoặc rau muống ít lá, rau ngổ, cải thảo, rau cải ngọt, giá đỗ, các loại nấm…
- Lẩu ốc: Rau muống cọng và tía tô cắt nhỏ, các loại hành lá, rau thơm, mùi tàu, rau cải, bông chuối…
- Lẩu dê: Rau cần, cải xanh, lá tía tô, tần ô, rau cần, bắp cải, cải xanh, hẹ. các loại nấm như nấm rơm, nấm kim châm, nấm bào ngư…
- Lẩu ếch: Măng, rau muống, rau mồng tơi, mùi tàu và lá chanh...
Tác giả: Minh Hằng
-
Cách nấu lẩu hải sản thơm ngon, ngọt nước cực đơn giản: Ai làm cũng ngon như ngoài hàng
-
Chán vịt luộc, mách mẹ 3 cách nấu lẩu vịt đơn giản, thơm ngon, không hôi
-
Nhúng rau này vào nồi lẩu là độc như "thạch tín", ngon mấy cũng đừng cho vào
-
Ăn lẩu bỏ 5 loại rau này vào chẳng khác rước "thạch tín" vào người, loại thứ 3 nhiều người mắc phải
-
Lẩu hoa cúc được coi là bí quyết dưỡng nhan của Từ Hy Thái Hậu, bạn đã biết chưa?