Nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy cổ
Căn bệnh này thường do các nguyên nhân cơ học gây ra. Đây là một trong những lý do gây bệnh thường gặp nhất. Nhóm nguyên nhân cơ học bao gồm: ngồi một chỗ quá lâu, thói quen gối đầu cao khi ngủ, nằm nghiêng, ngồi làm việc trước quạt, điều hòa lâu ngày,…
Những yếu tố này có thể làm giảm sự cung cấp oxy cho các tế bào cơ, khí huyết không được lưu thông, gây thiếu máu cục bộ ở các cơ, dẫn đến đau mỏi vai gáy hoặc viêm vai gáy do các chấn thương đột ngột gây ra các cơn co cơ bất chợt.
Bệnh xảy ra có tính chất thường xuyên, các vùng vai gáy gần như lúc nào cũng mỏi. Nguyên nhân chính gây bệnh là do thoái hóa hoặc thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, làm hẹp lỗ tiếp hợp, chèn ép các rễ, dây thần kinh cột sống cổ, dẫn đến đau mỏi các vùng vai gáy, cổ, lan xuống bả vai, cánh tay,…
Bên cạnh đó, bệnh đau vai gáy mạn tính còn do nguyên nhân tuổi tác. Từ trung niên, do quá trình lão hóa, hệ mạch máu bị giảm đàn hồi, dẫn đến việc lưu thông máu và oxi trong cơ thể bị suy giảm, thiếu máu ở các cơ, gây ra các cơn đau cơ, đau mỏi phần vai gáy kéo dài.
Ngoài ra, bệnh còn có thể bị trầm trọng hơn khi thời tiết trở lạnh. Nguyên nhân là do khi nhiệt độ giảm, cơ thể yếu có thể bị nhiễm lạnh đột ngột, khí huyết ứ trệ, lượng oxi cung cấp cho máu bị giảm sút. Điều này gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ ở các cơ dẫn đến đau nhức. Đây chính là lý do tại sao khi thời tiết thay đổi, những người mắc các bệnh về cơ xương khớp thường bị đau, khó chịu.
Người Nhật chữa đau vai gáy hiệu quả chỉ với 1 chiếc khăn tắm
Chỉ với 1 chiếc khăn tắm, bác sĩ người Nhật đã giúp bệnh nhân đau vai gáy cảm thấy rất dễ chịu. Nếu mắc bệnh, bạn đừng nên bỏ qua phương pháp kỳ diệu này.
Nằm thẳng trên giường, lấy một chiếc khăn tắm nhỏ hoặc đồ dùng bằng vải mềm, gấp cuộn tròn lại và đặt xuống dưới phía dưới bả vai.
Khi đặt khăn dưới vai phải, tay trái đặt lên vai phải, cánh tay phải đưa vuông góc hướng bàn tay lên trên đầu, toàn thân thả lỏng.
Giữ nguyên tư thế trong vòng 10 giây. Toàn bộ phần cơ vai bị co cứng được thả lỏng. Làm lại với vai trái tương tự như vậy. Thực hiện hàng ngày hoặc mỗi khi bạn rảnh rỗi.
Người đau nhiều nên tập kiên trì hơn, có thể làm nhiều lần trong ngày, tốt nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ, hoặc sau khi ngủ dậy.
Dấu hiệu cảnh báo khi bị đau vai gáy
Triệu chứng đầu tiên mà người bệnh có thể dễ dàng nhận thấy đó là đau cơ vùng cổ gáy, vai và phần lưng trên.
Lúc đầu đau nhẹ, hạn chế vận động ở vùng gáy cổ, vùng dầu không quay thoải mái được, chỉ nghiêng sang trái hoặc phải, không thể quay lại phía sau.
Ngoài triệu chứng đau, còn có thêm triệu chứng tăng cảm giác đến mức chỉ sờ nhẹ ngoài da vùng gáy hoặc chỉ ấn lướt rất nhẹ cũng tạo ra cảm giác đau một cách rõ ràng.
Khi bệnh nặng hơn có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và ăn uống, mọi sinh hoạt vận động nhẹ liên quan đến vùng cổ vai gáy đều rất đau, hạn chế mọi sinh hoạt của bệnh nhân.
Khi ngủ người bệnh cũng gặp khó khăn, Nếu nằm về bên bệnh thì lực cơ thể làm đau thêm, còn nếu nằm về phía bên lành thì bên bệnh bị kéo vẫn đau. Khi bị đau quá mức, các động tác đi lại nhẹ nhàng cũng ảnh hưởng và gây đau.
Hãy thử học và chia sẻ cho mọi người được biết cách chữa bệnh đau vai gáy kì diệu của người Nhật như hướng dẫn trên nhé!
Tác giả: Mộc
-
3 bí kíp nấu món ngon từ quả VẢI không lo bị nóng cho ngày hè
-
Học người Nhật 5 cách bắt đầu buổi sáng siêu chuẩn để ngày mới tràn đầy năng lượng
-
Tin nắng nóng toàn miền Bắc hôm nay 28/6
-
Mách bạn 5 loài cây có sẵn trong vườn giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày nhanh chóng, hiệu quả
-
Ngạc nhiên với công dụng "siêu thần kì" của quả na "điếc", tưởng bỏ đi mà lại chữa được bách bệnh