Trước ngày khai giảng năm học mới, Sienna Rasul, 4 tuổi, mới đây vừa phải đến cấp cứu tại bệnh viện Prince Charles ở thị trấn Merthyr Tydfil, xứ Wales (Anh) trong tình trạng gào khóc không ngừng và sốt cao. Trước đó, cô bé đã cùng mẹ là chị Jodie Thomas, 26 tuổi, đi shopping và từng thử qua một đôi giày mới ở cửa hàng. Ngày hôm sau, bé sốt cao và liên tục quấy khóc.
Bé Sienna nhập viện cấp cứu trong tình trạng sốt cao và quấy khóc không ngừng vì được chẩn đoán bị nhiễm trùng máu.
Sau khi được đưa đến bệnh viện, bé Sienna được chẩn đoán bị nhiễm trùng máu. Theo như kết quả kiểm tra, các bác sĩ xác định bé bị vi khuẩn từ trong đôi giày đã thử trước đó xâm nhập thông qua một vết thương ngay dưới chân.
Vết thương hở là điều kiện tuyệt vời để vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và đây cũng chính là nguyên nhân khiến Sienna bị nhiễm trùng máu và rơi vào tình hình nguy hiểm kia.
"Tôi thật sự sốc và không ngờ việc thử giày mới tưởng như đơn giản lại có thể gây ra nguy hiểm đến tính mạng của Sienna. Các bác sĩ đã phải nhanh chóng loại bỏ hoàn toàn chất độc trong chân của con bé. Thường ngày, Sienna sẽ mang vớ đi học nhưng hôm đó bé mang sandals vì thời tiết nóng bức. Trước Sienna, có rất nhiều bé gái cũng thử qua đôi giày đó, vậy nên con gái tôi mới bị nhiễm vi khuẩn." - chị Jodie chia sẻ.
Hiện tại, Sienna đã được xuất viện và trở về nhà sau 5 ngày điều trị. Tuy tình trạng sức khỏe của bé đã ổn định nhưng các bác sĩ vẫn khuyên gia đình nên theo dõi sát sao, để tránh tình huống bất ngờ không kịp trở tay.
Sau trải nghiệm kinh hoàng này, chị Jodie muốn nhắc nhở đến các bậc phụ huynh khi đi mua giày cho con nhất định phải cẩn thận mang vớ cho chúng. Bởi vì một khi vi khuẩn xâm nhập vào, nó sẽ lan ra khắp cơ thể và có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ nhỏ.
Tiến sĩ Ron Daniels, giám đốc điều hành của quỹ Sepsis Trust của Anh, cũng lên tiếng cảnh báo, rằng không chỉ trẻ em mà tất cả mọi người đều có thể bị nhiễm trùng máu nếu không cẩn thận. Mọi người cần trang bị cho mình kiến thức nhất định trong việc nhận biết những triệu chứng của bệnh. Điều này giúp ích rất nhiều cho các nhân viên y tế trong quá trình phát hiện và điều trị.
Lời khuyên trong chăm sóc vết thương nhiễm trùng
Với các vết thương bị nhiễm trùng nặng, bạn không nên xử lý tại nhà mà cần có sự can thiệp của nhân viên y tế. Với các vết thương nhiễm trùng nhẹ (có mủ ít, hơi sưng đỏ), bạn có thể tự xử lý theo các hướng dẫn sau:
• Rửa sạch vết thương bằng nước muối sinh lý (0,9%), không nên rửa vết thương bằng cồn hoặc dung dịch oxi già, vì có thể làm chết các tế bào mới hình thành và làm vết thương lâu lành hơn.
• Xịt băng vết thương dạng xịt có chứa màng sinh học Polyesteramide lên vết thương thương vừa để bao phủ, bảo vệ vừa giúp vết thương nhanh lành.
Khi chăm sóc vết thương tại nhà, băng vết thương dạng xịt tạo màng sinh học Polyesteramide là một thành tựu của y học thế giới cho vết thương có nguy cơ nhiễm trùng lành nhanh gấp 3-5 lần và thay thế cho cách dùng băng gạc truyền thống.