Rất nhiều người gặp phải tình huống sau khi luộc thịt lợn xong, họ vớt ra đĩa và tiếp tục làm những công việc khác; đến lúc dọn mâm mới nhận ra miếng thịt không còn hấp dẫn như lúc nãy mà trở nên sẫm màu. Muốn thịt lợn luộc không bị thâm xỉn, phải làm sao?
Bí quyết luộc không bị thâm xỉn
Tình trạng thịt luộc thâm xỉn xảy ra là do quá trình oxy hóa, phản ứng hóa học giữa các thành phần trong thịt và không khí khiến nó bị ngả màu. Quá trình oxy hóa xảy ra với tất cả các loại thịt và thực phẩm đã nấu chín, nó chỉ rõ ràng hơn với thịt lợn luộc do sắc thái tương phản.
Có nhiều điều bạn cần lưu ý nếu muốn món thịt lợn luộc không bị thâm xỉn:
Luộc thịt bằng nước sôi hay lạnh tùy mục đích
Mỗi cách luộc đều có một ưu, nhược điểm riêng. Khi luộc bằng nước sôi thì do gặp nóng nhanh làm các thớ thịt và protein bên ngoài se, đóng vón lại nhanh nên chất bẩn khó thoát ra ngoài. Tuy nhiên, cách này lại có ưu điểm là thịt ngọt ngon hơn do giữ được chất dinh dưỡng. Còn khi luộc bằng nước lạnh từ đầu thì loại bỏ được chất cặn bã, cần hớt bỏ bọt thường xuyên. Ưu điểm cách này là nước dùng ngọt thơm tận dụng được cho các món canh, nhưng thịt luộc không được thơm ngọt như cách trên. Tùy theo nhu cầu mà sử dụng cách luộc phù hợp.
Nêm thêm gia vị cho thịt đậm vị
Khi luộc cần cho vào nồi nước vài củ hành khô đập dập, một chút bột canh (muối), hạt nêm, hạt tiêu, rượu trắng vừa giúp khử mùi, vừa giúp thịt đậm vị ngọt thơm hơn. Hành khô và rượu trắng khử mùi hiệu quả nên nếu chọn thịt loại 2,3 có mùi thì đây vẫn là cách hiệu quả để sửa chữa thành món ăn ngon.
Ngâm thịt giúp thịt ngọt, trắng hơn
Để thịt luộc không bị đỏ, sau thời gian luộc (10-15 phút) thì nên tắt bếp, đậy vung om thêm 10 - 15 phút tùy kích thước, khối lượng thịt. Việc này giúp cho thịt bên trong (với chân giò bó lại luộc) không bị đỏ và chín thẩm thấu dần nên ngọt thịt. Thịt sau khi luộc, vớt ra cho vào âu nước sôi để nguội, thêm đá lạnh và vài lát chanh để giúp bì trắng giòn hơn.
3 thứ cần thêm khi luộc thịt giúp thịt luộc bổ dưỡng hơn, giúp phòng chống ung thư
1. Thêm hành khô đập dập hoặc rượu trắng, cùng vài lát gừng tươi
Không chỉ khi luộc sơ mới cho các loại củ gia vị này. Khi luộc lần 2 cũng nhất định phải có. Ngoài ra, bạn thêm một chút bột canh (muối), hạt nêm, hạt tiêu, rượu trắng vừa giúp khử mùi, vừa giúp thịt đậm vị ngọt thơm hơn.
Đặc biệt, 2 thứ này còn giúp thịt tiết ra được các chất dư thừa, giúp miếng thịt đảm bảo dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.
2. Thêm gừng hoặc sả: 2 loại củ gia vị này không chỉ giúp khử hết mùi hôi, làm thơm thịt mà đặc biệt giúp loại bỏ các độc tố trong thịt.
3. Thêm muối hoặc dấm: 2 loại gia vị này sẽ giúp thịt đậm vị hơn, thơm ngon hơn, giàu dinh dưỡng hơn.ư
Cách luộc thịt thường thấy nhất vẫn là dùng nước lạnh. Nhưng khi dùng nước lạnh bạn nhất định phải chần sơ thịt để loại bỏ được từ đầu các chất cặn bã và hớt hết bọt. Nước luộc thịt lần 2 theo đó sẽ sạch, trong, thơm và tận dụng nấu canh rất ngon.
Còn khi luộc thịt bằng nước sôi thì các bạn có thể luộc luôn sau khi đã sơ chế sạch thịt. Các thớ thịt và protein trong miếng thịt khi đó sẽ bị se và đóng vón lại rất nhanh nên chất bẩn khó thoát ra ngoài. Nhưng bù lại thịt sẽ ngọt ngon hơn và giữ lại được nhiều chất dinh dưỡng.
Tuy nhiên, bạn chỉ nên luộc thịt bằng nước sôi với loại thịt bạn biết rõ rằng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc con vật được nuôi trong môi trường đảm bảo.
Tác giả: Mộc
-
Mẹo luộc lòng lợn trắng giòn, không hôi
-
Hoa chuối thái ra đừng ngâm vào nước lã, thêm thứ này giúp hoa chuối trắng giòn, để lâu không bị thâm
-
Làm thêm bước này, cà muối trắng nõn, giòn tan, đểu lâu không hỏng
-
Thịt dai đến đâu cũng mềm mọng chỉ sau 30 phút nhờ nguyên liệu ướp nhà nào cũng có
-
Hầm xương không may bị đục làm ngay cách này nước trong veo, ngọt lịm không cần dùng mì chính