Cách nuôi dạy trẻ 10 tuổi như thế nào?
Khi con lên 10 chính là thời điểm cha mẹ nên dạy cho con hiểu sâu về lòng nhân hậu, sự quan tâm, cách thể hiện sự quan tâm của bản thân mình tới người khác bằng hành động và lời nói ra sao… Cha mẹ đừng chỉ dạy con lý thuyết suông mà hãy tạo điều kiện cho con thực hành cụ thể: làm từ thiện, đi phát quà cho những người già neo đơn, trẻ em mồ côi, biết chia sẻ với người thiếu thốn hơn mình, nhường nhịn các em nhỏ tuổi.
Cách nuôi dạy trẻ 10 tuổi như thế nào? |
Hãy để con hiểu rõ về người khác hơn bằng cách khuyến khích con tưởng tượng, đặt bản thân mình vào vị trí của những người đó để cảm nhận. Cũng có thể trẻ sẽ nói “Con không biết” nhưng bạn đừng thất vọng và cho là con bạn không suy nghĩ. Chúng có suy nghĩ nhưng bản thân chúng chưa rơi vào hoàn cảnh đó nên không biết làm thế nào. Cha mẹ hãy hỏi liên tục để trẻ tư duy và tiếp thu tốt hơn.
Cách nuôi dạy trẻ 10 tuổi như thế nào?
Rèn luyện tính kiên nhẫn
Theo nghiên cứu thì trẻ cũng như người lớn rất ghét việc nhắc nhở nhiều và đặc biệt là những điều có tính chất lý thuyết suông lại càng không có tác dụng với chúng: Con cần làm việc tốt! Con cần phải kiên nhẫn…Việc tốt nhất chính là bố mẹ cùng trải nghiệm với trẻ để trẻ hiểu nhanh và hiểu sâu bản chất vấn đề. Ví dụ: Khi trẻ làm một bài tập khó và liên tục hỏi bố mẹ, bố mẹ đừng vội trả lời chúng. Yêu cầu con đọc kỹ lại đề bài, phân tích những ý chính và câu hỏi là gì… Dần dần yêu cầu trẻ làm theo từng bước để tìm lời giải cho đến khi ra kết quả cuối cùng.
Kiên nhẫn là đức tính cần thiết cho trẻ đặc biệt là trẻ 10 tuổi. Đó chính là nền tảng để khi lớn hơn trẻ có sự kiên trì theo đuổi mục tiêu, sự thành công ngay cả những lúc vấp phải khó khăn.
Cách nuôi dạy trẻ 10 tuổi như thế nào?
Rèn tính tự lập
Hãy nhớ rằng con bạn đã lên 10 và chúng không còn quá bé bỏng như ngày nào để bạn cần phải ôm ấp, cưng nựng, bao bọc. Con 10 tuổi có nghĩa là con bắt đầu phải tự lập trong nhiều việc đặc biệt là các công việc cá nhân cũng như giúp đỡ bố mẹ công việc nhà.
Việc đầu tiên rèn cho trẻ tính tự lập theo chuyên gia Phạm Hiền chính là để trẻ tự làm các công việc cá nhân chúng: lên lịch học tập trong tuần, tháng, các công việc cá nhân, giặt quần áo, dọn dẹp phòng mình… Có thể trẻ làm chưa được nhanh như khi mẹ làm nhưng đừng vì thế mà không cho con làm sẽ khiến con sinh tính ỷ nại.
Trẻ nào cũng thích được giao nhiệm vụ nên cha mẹ có thể áp dụng giao việc nhà cho con làm. Có nhiều trẻ sẽ có những phản ứng gay gắt, không chịu làm nhưng khi vào guồng chúng sẽ không còn những biểu hiện đó nữa. Đặc biệt bố mẹ cần chú ý cho trẻ mốc thời gian để chúng hoàn thành công việc. Điều này giúp con rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian
Cũng như khi con bạn xin đi chơi về muộn… hãy hỏi lý do. Nếu bé không đưa ra được cho bạn một lý do hợp lý, hãy nói không; nhưng nếu có, hãy nói có. Các nghiên cứu cho rằng khi bố mẹ cho trẻ nhiều tự do và trách nhiệm hơn, trẻ sẽ học được các đức tính nhanh hơn.
Xác định mục tiêu
Đừng để con khi lớn lên sống không có mục đích, không có sự phấn đấu thì việc cha mẹ cần làm đó là tập cho con cách xác định mục tiêu. Bố mẹ đừng fix cứng cho con mục tiêu bởi chúng có thể thay đổi mục tiêu, đó là điều hoàn toàn dễ hiêu nhưng cũng nên tập cho trẻ xác định và tập trung vào mục tiêu của mình. Khi biết các xác định mục tiêu thì trẻ sẽ có sự phấn đấu, vượt khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ của mình.
>Cách nuôi dạy trẻ 7 tuổi như thế nào? (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Trẻ lên 7 tuổi cũng là lúc bậc làm cha mẹ nên có những sự chuẩn bị chu đáo nhất để có được cách nuôi dạy trẻ 7 tuổi đạt được kết quả tốt. |
Tác giả: Nông Thị Thuyết