Chăm sóc cho trẻ 5 tuổi như thế nào?

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Phụ huynh các trẻ ở tuổi lên 5 hay thắc mắc những vấn đề như bé tăng trưởng hay hình thành tâm sinh lý thế nào là đúng với tuổi.

Chăm sóc cho trẻ 5 tuổi như thế nào?

Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo có thể làm chúng ta lúng túng. Trẻ hành động như những đứa trẻ lớn hơn nhưng trẻ vẫn cần sự bảo bọc và chăm sóc của chúng ta. Trẻ thích thú cực độ khi khám phá môi trường mới chỉ để sau đó cảm nhận được sự thoải mái khi trở lại không gian quen thuộc .

Khi nói đến chuyện ăn uống trẻ có thể hay thay đổi, trẻ có thể thích một món đặc biệt nào đó hàng tuần, rồi đột nhiên từ chối nó mà không vì lý do gì cả. Khó khăn là phải làm sao cân bằng giữa việc khuyến khích trẻ ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng và việc cho phép trẻ tự chọn những món mình thích.

Mô tả ảnh.

Chăm sóc cho trẻ 5 tuổi như thế nào?

Một chế độ ăn uống lành mạnh với đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng: bao gồm chất đạm (protein), sắt, kẽm, selen, I ốt, folate, vitamin A, choline, acid béo chuỗi dài không no ( như DHA, ARA) vẫn rất cần thiết. Việc cân bằng vitamin, khoáng chất, và những chất dinh dưỡng khác mà trẻ nhận được trong suốt một tuần quan trọng hơn là việc trẻ ăn những gì trong một ngày nhất định. Sau đây là một vài thông tin giúp quyết định nguồn thực phẩm bổ dưỡng cho tất cả các lĩnh vực phát triển của trẻ.

Chăm sóc cho trẻ 5 tuổi như thế nào?

Vào khoảng thời gian 5 tuổi, não của trẻ sẽ đạt 90% kích thước não người trưởng thành. Mặc dù não bộ không phát triển nhanh như trong 2 năm đầu đời nữa nhưng số lượng khe liên hợp thần kinh (synap) ở khắp vỏ não của trẻ - là nơi hầu hết các hoạt động nhận thức cấp cao diễn ra - vẫn đang ở đỉnh điểm phát triển. Nó sẽ tiếp tục phát triển trong vài năm tiếp theo cho đến năm lên 8 khi những khe liên hợp thần kinh không được sử dụng (con đường dẫn truyền giữa các tế bào thần kinh) bắt đầu cạn dần. Bởi vì quá trình myelin hóa (quá trình tăng tốc dẫn truyền tín hiệu điện của não bộ) bắt đầu chậm lại. Trẻ không cần nhiều chất béo như trong những năm đầu đời nữa. Quá trình xử lý thông tin của não trẻ hiện giờ ngày càng tăng hiệu quả, bằng chứng là chúng ta thấy trẻ  nhận biết được chữ cái và con số và bắt đầu sử dụng chúng một cách trừu tượng (ví dụ như để đánh vần, để đếm số).

Tốc độ chuyển hóa đường trong não bộ trẻ gia tăng đều đặn từ lúc sinh. Khi trẻ lên 4, tốc độ này gấp đôi tốc độ chuyển hóa đường ở người trưởng thành (và nó vẫn duy trì cho đến lứa tuổi dậy thì). Không ăn trong một thời gian dài có thể dẫn đến mất tự chủ, khó tập trung, dễ cáu gắt và mệt mỏi

Chăm sóc cho trẻ 5 tuổi như thế nào?

Vì kỹ năng vận động của trẻ liên tục hoàn thiện, trẻ trở nên thành thạo nhanh chóng trong những hoạt động như tự ăn, tự mặc quần áo, vẽ bằng bút chì hay bút màu, ném hay đá bóng. Vitamin D vẫn còn là một dưỡng chất cần thiết cho việc xây dựng xương và mô chắc khỏe, cũng như liên quan đến những lợi ích sức khỏe khác bao gồm việc phòng bệnh sau này. Nhưng chỉ có một vài nguồn cung cấp vitamin D trong chế độ ăn của chúng ta, ngoại trừ sữa bổ sung dưỡng chất cho trẻ từ 1-3 tuổi và sữa bò.

Giờ đây, bạn đã có thể thực sự trò chuyện cùng trẻ. Phát âm và ngữ pháp của trẻ ngày càng hoàn thiện gần giống như chúng ta và quá trình tư duy của trẻ có thể bắt kịp những câu nói phức tạp. Điều đó có nghĩa trẻ đã có đầy đủ các yếu tố cần thiết cho một cuộc trò chuyện tại bàn ăn. Việc ưu tiên ngồi xuống cùng nhau dùng bữa có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của gia đình bạn. Nhiều nghiên cứu cho thấy những gia đình cùng nhau dùng bữa, mọi người sẽ tiêu thụ nhiều trái cây, rau quả, chất xơ và ít thức ăn chiên hơn, điều này làm phát triển nhận thức, thể chất khỏe mạnh và giao tiếp tốt hơn giữa các thành viên trong gia đình.

Trẻ từ 3 tuổi trở lên cần ngủ bao lâu một ngày?
Trẻ từ 3 tuổi trở lên cần ngủ bao lâu một ngày?
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Đối với trẻ em, nhất là trẻ trong độ tuổi phát triển, giấc ngủ càng nên được các bậc phụ huynh quan tâm và chăm chút.
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn