Thẻ Căn cước công dân (CCCD) gắn chip được Bộ Công an sản xuất theo quy trình hoàn toàn tự động khép kín, đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối thông tin công dân. Tuy nhiên, hiện nay đã xuất hiện thẻ CCCD gắn chip giả giống “y như thật”. Vậy có cách nào để phân biệt CCCD thật và giả, hãy lắng nghe chỉ dẫn của công an trong vấn đề này
Công an chỉ cách phân biệt căn cước công dân thật - giả
Công an quận Phú Nhuận (TP.HCM) cảnh báo, CCCD gắn chip được Bộ Công an sản xuất theo quy trình hoàn toàn tự động khép kín, đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối thông tin công dân. Các nội dung, chi tiết, ký tự, hình mẫu và chip gắn trên thẻ CCCD tuân thủ quy định của pháp luật, có đặc trưng, đặc thù riêng không thể làm giả dù thủ đoạn công nghệ có tinh vi thế nào.
Bên cạnh đó, khi sử dụng thẻ CCCD gắn chip trong các giao dịch hành chính, dân sự, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sẽ kiểm tra thẻ CCCD bằng thiết bị đọc quét chuyên dụng nên sẽ phát hiện ngay thẻ giả, từ đó tiến hành thu hồi và trao đổi, phối hợp với cơ quan công an xử lý cá nhân có hành vi vi phạm.
Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa CCCD thật và CCCD giả mà Công an quận Phú Nhuận đưa ra để người dân có thể dễ dàng phân biệt.
- Với CCCD thật, phần Quốc huy và nét in đều rõ nét, màu sắc tươi đẹp. Còn CCCD giả, Quốc huy và nét in đều mờ nhòe, màu sắc đậm nhạt không đồng đều.
- Phần chip điện tử của CCCD thật được làm bằng kim loại màu vàng gắn trực tiếp lên thẻ. Trong khi đó, ở thẻ giả, chip được in trực tiếp hoặc gắn chip từ sim điện thoại lên thẻ.
- Phần chữ ký và phần dấu giữa thẻ thật và thẻ giả cũng có nhiều điểm khác biệt. Theo đó, chữ ký và dấu trên thẻ thật được in rõ nét, màu sắc độc lập và tươi, đều. Còn trên thẻ giả, phần này bị in mờ nhòe, không rõ nét, có nhiều màu pha lẫn và không đều.
Làm giả CCCD coi chừng bị phạt nặng
Về xử phạt hành chính, tại khoản 4, Điều 10, Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:
"4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm giả Giấy CMND, CMND, thẻ CAND hoặc Giấy xác nhận số CMND nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Sử dụng Giấy CMND, CMND, thẻ CAND hoặc Giấy xác nhận số CMND giả".
Theo quy định trên, nếu chưa đến mức xử lý hình sự, cả người mua và bán CAND, CMND giả đều có thể bị phạt hành chính từ 04 - 06 triệu đồng.
Đồng thời, người sử dụng CCCD, CMND giả sẽ buộc phải nộp lại Giấy CMND, CMND, thẻ CAND hoặc Giấy xác nhận số CMND giả đã sử dụng. Còn người làm giả sẽ phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do bán các loại giấy tờ giả này.
Đối với trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người có hành vi làm giả CCCD, CMND có thể bị truy cứu về tội "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức"; tội "Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức" quy định tại Điều 341, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
Theo Điều 341, người làm giả CCCD, CMND hoặc sử dụng CCCD, CMND giả để thực hiện hành vi trái pháp luật có thể bị phạt tiền từ 30 - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
Do đó, cơ quan công an đề nghị người dân lưu ý, không tham gia vào các hội, nhóm và thực hiện hành vi vi phạm pháp luật như trên; báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất khi phát hiện tổ chức, cá nhân có biểu hiện, dấu hiệu của việc làm, sử dụng thẻ CCCD giả hoặc mua, bán thẻ CCCD.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Trường hợp CCCD mã vạch còn hạn nhưng không còn giá trị sử dụng: Phải đổi sang CCCD gắn chíp ngay
-
Năm 2024: 9 trường hợp thẻ Căn cước hết hạn sử dụng, người dân nên đổi sớm kẻo bị phạt nặng
-
Duy nhất 1 đối tượng được cấp CCCD gắn chíp có giá trị vô thời hạn, là ai?
-
Từ nay trở đi: 6 trường hợp CCCD gắn chip còn hạn bị mất giá trị sử dụng, ai cũng cần biết
-
Đã có CCCD gắn chip mà vẫn còn giữ CMND cũ: Người dân nhất định phải biết điều này để không bị phạt