Tía tô là loại rau gia vị phổ biến trong các món ăn. Ngoài ra, nó còn có thể dùng để đun nước uống, làm nước tắm, nước rửa mặt, dùng trong các bài thuốc trị bệnh thông thường.
Cây tía tô rất dễ trồng, thích nghi với nhiều môi trường sống khác nhau. Bạn có thể trồng cây tía tô ngại tại nhà, vừa để làm cảnh, giúp không gian sống thêm xanh mát, vừa có rau gia vị để sử dụng cho các bữa ăn.
Cách trồng tía tô
Bạn có thể chọn trồng tía tô bằng hạt hay bằng cách giâm cành đều được. Trong đó, cách trồng bằng hạt sẽ lâu hơn vì hạt mất nhiều thời gian để nảy mầm và phát triển thành cây. Trồng tía tô bằng cách giâm cành sẽ nhanh hơn, tỷ lệ sống cũng cao.
Nếu trồng bằng cành, bạn nên chọn các cành tươi xanh, không có dấu hiệu bị sâu bệnh hoặc bị héo, cành có kích thước vừa phải, không giá già, không quá non. Nên cắt cành dài khoảng 15-20 cm và có ít nhất 4-5 lá để đảm bảo sức sống cao nhất. Khi cắt cành, nên dùng kéo sắc cắt gọn và dứt khoát để hạn chế tổn thương cành.
Với đất trồng, bạn hãy chọn loại đất sạch, tơi xốp, thoát nước tốt, có thể bón lót bằng các loại phân hữu cơ để tăng dinh dưỡng.
Có thể chọn trồng tía tô trong vườn, trong chậu hoặc thùng xốp đều được. Nếu trồng trong chậu/thùng xốp thì phải đảm bảo độ sâu của chậu/thùng từ 20-30 cm trở lên để cây đủ không gian phát triển và có lỗ thoát nước để tránh ngập úng.
Bạn có thể ngâm cành tía tô trong nước khoảng 1-2 giờ trước khi trồng vào đất để tăng khả năng bén rễ. Nếu có nước kích rễ thì nên ngâm cành trong nước này.
Sau khi ngâm, ngắt bỏ các lá ở phía dưới phần gốc cành, chỉ để lại 1-2 lá ở phần ngọn. Việc ngắt lá giúp cây tập trung dinh dưỡng vào phát triển rễ.
Cắm cành tía tô vào đất, gốc ngập trong đất khoảng 5-7 cm là được. Chèn nhẹ đất xung quanh cho cành tía tô đứng vững.
Sau khi trồng tía tô, cần tưới nước đều đặn để giữ độ ẩm cho đất nhưng không tưới quá nhiều khiến cây bị úng. Nên đặt chậu tía tô ở nơi có ánh sáng nhẹ, không bị nắng gắt để cây phát triển.
Cách chăm sóc sau khi trồng tía tô
Cây tía tô ưa ẩm nhưng không chịu được úng nước. Tùy vào điều kiện thời tiết, bạn có thể tưới cho cây 1-2 lần/ngày. Vào những ngày nắng nóng, hãy tăng lượng nước tưới để cây không bị khô héo. Lưu ý, chỉ nên tưới vào sáng sớm hoặc chiều tối, tránh tưới cây vào những thời điểm nắng nóng như giữa trưa để tránh cây bị héo.
Khoảng 2-3 tuần sau khi trồng, có thể bón thêm phân hữu cơ để tăng dinh dưỡng cho cây. Chỉ nên bón một lượng vừa phải để không làm cây bị sốc.
Khi cây tía tô đã lớn, hãy tỉa bớt phần lá ở phía gốc để các nhánh non phía trên phát triển mạnh hơn.
Sau khoảng 30-45 ngày tính từ ngày trồng, cây tía tô sẽ phát triển và bắt đầu được thu hoạch. Bạn có thể thua hoạch từ trên xuống dưới, không ngắt quá nhiều lá để cây còn tiếp tục phục hồi và phát triển. Ưu tiên hái những lá to bản trước. Sau mỗi đợt thu hoach, có thể bón phân hữu cơ để cây có thêm dinh dưỡng, phát triển nhiều lá hơn. Sau khoảng 5-7 ngày, bạn có thể thu hoạch đợt tiếp theo.
Ngoài ra, bạn cũng có thể cắt thân cây nhưng cần chừa lại 5-7 cm phần gốc (tính từ mặt đất trở lên) để cây tiếp tục phát triển.
Cây tía tô ít sâu bệnh nên không cần quá lo lắng.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Bí quyết đơn giản giúp gạo nhà bạn luôn thơm ngon, không lo mọt
-
Nhỏ dầu gió vào củ sả: Mẹo hay nam và nữ đều cần, nắm lấy để dùng khi cần thiết
-
Nhỏ vài giọt nước tương vào bồn cầu: Công dụng không ngờ tới nhà nào cũng cần
-
Nên đóng hay mở cửa phòng tắm khi không sử dụng? Tại sao?
-
Vì sao nên ngâm hành tây trong nước lọc khi sơ chế thực phẩm?