Cận cảnh con sán dài ngoằng được lôi ra từ lòng lợn trắng phau: Nhìn xong còn ai dám ăn

( PHUNUTODAY ) - Lòng lợn là thực phẩm có nguy cơ nhiễm sán rất cao. Ăn phải loại lòng kém chất lượng, người tiêu dùng sẽ gặp phải những biến chứng nguy hiểm.

Đoạn clip ghi lại cảnh con sán dài được lôi ra khi đang luộc lòng đang được nhiều người quan tâm. Clip được chia sẻ trên mạng xã hội Tik Tok. Người đăng tải clip đã viết một lời dẫn: "Sáng đi chợ mua lòng heo ăn với nước mắm và cái kết...".

Theo đoạn clip được chia sẻ, bộ lòng trắng phau đang được luộc trong nồi nước sôi. Trong lúc đảo đồ ăn, người nấu phát hiện ra những con sán dài ngoằng trồi lên. Xem trong cảnh này không ít người cảm thấy kinh hãi.

Clip: Con sán dài ngoằng được lôi ra khỏi bộ lòng lợn.

Như chúng ta đã biết, lòng lợn là thực phẩm có nguy cơ nhiễm giun sán rất cao. Tuy nhiên, đây là món ăn bình dân được khá nhiều người yêu thích.

Lòng lợn có nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng

Các bộ phận nội tạng của lợn như gan, tim, dạ dày, thận... đều có hàm lượng calo cao. Tuy nhiên, chúng có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, đặc biệt là lòng lợn.

Lòng lợn là nơi trú ngụ của rất nhiều ký sinh trùng, trong đó không thể không nói đến giun sán. Khi ăn lòng lợn ở hàng, chúng ta không thể đảm bảo được người bán hàng có vệ sinh sạch sẽ từng bộ lòng trước khi chế biến hay không. Ngoài ra, thông thường lòng chỉ được chần sơ để đảm bảo độ ngon, nhiệt độ và thời gian nấu không đủ để tiêu diệt toàn bộ ký sinh trùng. Đây là lý do khiến người ăn có nguy cơ nhiễm vật ký sinh cao.

Lòng lợn nói riêng và nội tạng động vật nói chung có thể nhiễm các vi khuẩn như Salmonella, E.Coli, Listeria monocytogenes hay tụ cầu… cực nguy hiểm. Nếu lợn nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis thì kể cả trong máu, thịt lẫn nội tạng đều chứa một lượng lợn vi khuẩn. Khi ăn các sản phẩm làm từ lợn bệnh và chưa được nấu chín kỹ, liên cầu khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh.

Nguy cơ ăn phải lòng lợn không rõ nguồn gốc

Hiện nay, trên thị trường có tình trạng các thương lái nhập lậu nội tạng động vật không rõ nguồn gốc, thậm chí bị ôi thiu rồi giao cho các điểm bán lẻ. Sau đó, người bán hàng sẽ xử dụng thêm các chất tẩy trắng, khử mùi để móng lòng lợn trắng, sạch, không còn mùi hôi. Khi được phù phép, lòng lợn hỏng lại tươi rói, rất khó để phát hiện.

Thông thường, hóa chất được sử dụng để tẩy trắng và khử mùi hôi của lòng là ung dịch hydro peroxyd (H2O2, còn gọi là ô xy già). Bộ Y tế khuyến cáo dung dịch này chỉ được sử dụng bên ngoài, không được uống. Oxy già tinh khiết dùng trong y tế thường có giá cao. Trong khi đó, không ít cơ sở chế biến thực phẩm sử dụng loại oxy già công nghiệp có giá rẻ hơn nhiều, chứa tạp chất và các chất có hại đối với sức khỏe.