Cảnh giác với lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
Kể từ ngày 1/7/2024, để chuyển tiền qua tài khoản trực tuyến hoặc nạp tiền vào ví điện tử với giá trị từ 10 triệu trở lên hoặc chuyển khoản, thanh toán trong ngày trên 20 triệu đồng, người dân phải xác thực sinh trắc học (nhận diện khuôn mặt).
Hiện nay, các ngân hàng đã gửi thông báo đến khách hàng yêu cầu đăng ký sinh trắc học. Phí nhân hàng cũng nỗ lực hỗ trợ khách hàng trong việc áp dụng quy định mới về giao dịch này.
Trong giai đoạn đầu triển khai việc xác thực sinh trắc học, nhiều khách hàng gặp khó khăn trong các thao tác cập nhật thông tin. Lợi dụng tình huống này, kẻ xấu lập tức đưa ra kịch bản lừa đảo giải danh nhân viên ngân hàng, liên hệ với khách hàng đề nghị hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để chiếm đoạt thông tin, chiếm đoạt tài sản...
Kẻ lừa đảo có thể liên hệ với khách hàng thông qua những hình thức như nhắn tin, gọi điện, kết bạn trên mạng xã hội (Facebook, Zalo...). Chúng có thể lập các tài khoản với những cái tên dễ gây nhầm lẫn như "Hỗ trợ khách hàng", "Nhân viên ngân hàng"... Sau đó, chúng dùng tài khoản này để trà trộn tương tác với khách hàng trong các bài đăng trên trang chính thức của ngân hàng và đề nghị khách hàng inbox để được hỗ trợ.
Ở bước tiếp theo, kẻ lừa đảo sẽ trình bày rằng để dược hỗ trợ, khách hàng cần cung cấp các thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, hình ảnh CCCD, hình ảnh khuôn mặt... Chúng có thể yêu cầu thực hiện các cuộc gọi video để thu thập thêm giọng nói, cử chỉ của khách hàng. Ngoài ra, kẻ lừa đảo có thể đề nghị khách hàng truy cập vào những đường link do chúng gửi và cài đặt ứng dụng theo đường link đó để được hỗ trợ cập nhật sinh trắc học...
Sau khi làm theo các hướng dẫn của kẻ lừa đảo, tài khoản của khách hàng sẽ bị chiếm đoạt và toàn bộ số tiền trong đó sẽ rơi vào tay của kẻ xấu.
3 không cần biết để không mất tiền vì lừa đảo
Để không sập bẩy lừa đảo, khách hàng cần phải chú ý những điều sau.
- Ngân hàng không yêu cầu khách hàng phải cung cấp thông tin cá nhân thông qua các kênh như tin nhắn, email, mạng xã hội (Facebook, Zalo, Viber...).
- Khách hàng không chia sẻ các thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, giao dịch ngân hàng... lên mạng xã hội để tránh bị đối tượng lừa đảo đánh cắp thông tin, mạo danh làm cán bộ ngân hàng để liên hệ và yêu cầu hỗ trợ hoặc yêu cầu cung cấp thông tin.
- Khách hàng không bấm vào bất cứ đường link lạ nào, không cung cấp các thông tin cá nhân, bảo mật tài khoản, dịch vụ ngân hàng số (bao gồm tên đăng nhập, mật khẩu và mã OTP của internet baking, mobile banking), dịch vụ thẻ (số thẻ, mã OTP) hay bất cứ thông tin nào khách liên quan đến bảo mật dịch vụ ngân hàng.
Với thông tin sinh trắc học, khách hàng chỉ thực hiện cập nhật thông tin qua ứng dụng chính thức của ngân hàng hoặc trực tiếp đến các điểm giao dịch để được nhân viên hỗ trọ. Không thực hiện cập nhật thông tin thông qua bất kỳ ứng dụng hay trang web nào để tránh gặp rủi ro không đáng có.
Tác giả: Thanh Huyền
-
4 thay đổi quan trọng về BHYT, người dân ai cũng cần biết kẻo thiệt thòi
-
Kể từ 01/07, những trường hợp sau đây sẽ bị thu hồi Căn cước điện tử: Người dân cần biết
-
Từ 01/07, trẻ dưới 14 tuổi được cấp tài khoản định danh điện tử riêng: Chúng có lợi ích gì?
-
Hướng dẫn cách xem mã số BHXH trên VNeID chính xác, đơn giản, ai cũng nên biết
-
Từ 1/7/2024: 3 trường hợp bị thu hồi thẻ Căn cước, ai cũng nên biết sớm