Người xưa có những đúc kết rất uyên thâm như: Ba người cùng uống trà, bốn người cùng uống rượu, hai người cùng kết bạn đi trên đường, vậy là đủ.
“Trà tam” có nghĩa là gì?
Uống trà chỉ cần đến ba ly, ba chén là vừa đủ. Pha trà cũng thế, chỉ cần đến 3 lần là hết hương vị trà. Vì thế, khi người xưa rót trà mời khách hoặc rót trà để cúng bái tổ tiên, họ cũng chỉ rót đúng 3 lần mà thôi. Vì thế nên người xưa mới nói là “Trà tam - tửu tứ”.
Xét theo triết lý âm dương, rượu là thứ nước do người phương Tây phát minh, trà là thứ nước do người phương Đông phát hiện; phương Tây ở về phía Bắc, thuộc dương là số chẵn, phương Đông ở về phía Nam, thuộc âm là số lẻ.
Có 3 người là đủ luận anh hùng. Uống trà là thưởng trà, là để tận hưởng hương vị, để đàm luận văn chương, thế sự. Rượu có thể uống ừng ực cả ly, cả bình, nhưng trà mà uống vậy thì bị coi là ngưu ẩm- chỉ phí trà mà thôi.
Vì trà để “thưởng thức” nên phải chia thành ba ngụm: một hớp, hai hớp, và ba hớp. Ba chén lần lượt được cất lên, một mặt phản ánh sự dung hòa của văn hóa trà, đồng thời cũng phản ánh tinh thần khiêm tốn kính trọng người cao tuổi, bậc hiền đức từ lâu đời.
“Tửu tứ” có nghĩa là gì?
“Tửu tứ” có nghĩa là uống rượu không nên uống quá 4, bởi có thể sẽ khiến cho người ta bị say và dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Nếu như uống rượu đúng trong định mức sẽ cảm thấy thơm ngon và có lợi cho sức khỏe. Còn nếu uống quá chén sẽ bị thừa thãi, mất hết vị ngon và kết quả cũng vô cùng khó lường.
Cũng có thể hiểu một cách đơn giản rằng, uống trà chính là thưởng trà, là để tận hưởng hương vị và đàm luận văn chương thế sự, nên chỉ cần 3 người là đã quá đủ. Trong khi đó, uống rượu là để đàm tiếu và trò chuyện với nhau nên họ sẽ cần đông người hơn.
Số “bốn” ở đây cũng là một con số vô cùng đặc biệt trong văn hóa truyền thống. Ví dụ như, vị trí được chia thành “Đông, Tây Nam, Bắc”; mùa được chia thành “Xuân, Hạ, Thu, Đông”; loài hoa dùng để miêu tả sự kiên cường trong giá lạnh sẽ có “Tùng, Cúc, Trúc, Mai”… “Bốn” ở đây thực sự có nghĩa là cân bằng và có đi có lại sao cho thích hợp.
Uống trà cần yên tĩnh, còn uống rượu sẽ cần càng sôi nổi càng tốt. Tuy nhiên, uống rượu cũng không cần đến quá nhiều người, bởi nhiều người quá có thể dẫn đến sự hỗn loạn.
Câu nói “Trà tam tửu tứ” của người xưa có ý muốn nói uống trà không nên quá 3 người thì mới thưởng thức hết cái thú vị của nó; còn uống rượu phải từ 4 người trở lên mới là đông vui, náo nhiệt.
Tác giả: Dương Ngọc
-
Người xưa dạy: “Cửa trước không đốt đèn, sân sau không sáng sủa” có ý nghĩa sâu sắc gì?
-
Câu nói: “Trai tơ không lấy gái nạ dòng” muốn ám chỉ điều gì?
-
"Nam sợ gật đầu, nữ sợ sải bước" - Lời nhắc nhở của cổ nhân là gì?
-
Cổ nhân dạy ‘Nam sợ gật đầu, nữ sợ sải bước', vì sao lại như vậy?
-
Chỉ những người thấu hiểu được chính bản thân mình, mới hiểu được 4 điều này