Đinh lăng tuy không có vẻ ngoài bắt mắt như các cây cảnh khác nhưng giá trị thẩm mỹ cũng khá cao. Nó có thể đem lại một không gian xanh mát, giúp gia chủ thư giãn cũng như giảm stress rất hữu ích. Dưới đây là vị trí tốt nhất trồng cây đinh lăng để hút tài lộc, may mắn về cho mỗi gia đình.
Đặc điểm cây đinh lăng
Trong y học cổ truyền, cây đinh lăng còn được gọi là cây gỏi cá hoặc cây sâm nam dương. Còn theo khoa học hiện đại, cây đinh lăng có tên là Polyscias fruticosa L. Harras, thuộc họ Nhân sâm – Araliaceae. Danh y nổi tiếng của Việt Nam đã từng ví von cây đinh lăng như “cây sâm của người nghèo” bởi những tác dụng to lớn mà nó mang lại. Dưới đây là một số đặc điểm nhận dạng của cây đinh lăng:
+ Đinh lăng là loại cây thân gỗ, lá nhỏ, chiều cao từ 1m đến 1,5m.
+ Lá đinh lăng là lá kép được mọc so le nhau. Mỗi lá đinh lăng xẻ làm 3 lần, mép của nó có hình giống răng cưa.
+ Hoa đinh lăng mọc thành từng chùm ở phía đầu cành, màu xanh xám. Hoa đinh lăng nở vào từ tháng 4 cho đến tháng 7 hàng năm.
+ Quả đinh lăng dẹt và nhỏ.
Vị trí tốt nhất để trồng cây đinh lăng
Theo quan niệm dân gian, việc trồng cây đinh lăng trước nhà sẽ có thể giúp gia đình chặn bớt luồng khí xấu, đồng thời còn thu hút nhiều lộc tài. Một khi có đinh lăng trấn giữ rồi chắc chắn tiền của sẽ không bao giờ bị thất thoát. Ngoài ra, nó còn giúp cho gia đình hạn chế nhiều điềm xấu.
Theo kinh nghiệm từ người xưa, vị trí tốt nhất nên trồng các cây phong thủy trước nhà tuyệt đối không chắn ngang lối đi chính. Bạn nên trồng sao cho lệch sang một bên để chừa lối thu hút vượng khí vào nhà. Trồng cây đinh lăng trước cửa nhà thì bạn cũng cần tuân theo quy tắc trên. Thêm nữa, tuyệt đối không nên trồng cây dựa sát tường, thay vào đó là hãy ưu tiên các vị trí hướng nắng vì đây vốn là loài cây ưa nắng.
Cây đinh lăng chính là một nguồn năng lượng xanh đặc biệt tương hợp với những người mệnh Hỏa và mệnh Mộc. Nếu bạn thuộc mệnh này, nên trồng nhiều cây đinh lăng để có thể tạo thêm nhiều cơ hội trong cuộc sống.
Tác dụng trong ẩm thực của cây đinh lăng
Trong y học, cây đinh lăng là một vị thuốc, còn trong thực tế cuộc sống, đây là cây gia vị trong ẩm thực. Nó cũng là một loại rau khá quen thuộc đối với chúng ta. Bạn có thể ăn sống lá đinh lăng kèm theo với một số món ăn khác.
Đinh lăng được kho với cá cũng là một món ngon dân dã và rất bổ dưỡng. Lá đinh lăng cũng thường được dùng làm rau gia vị cho một số món canh hoặc xào, khiến cho những món ăn thêm hấp dẫn hơn.
Các nhà khoa học đã có nhiều công bố cho thấy được tính ưu việt giúp chữa nhiều bệnh khác nhau của cây đinh lăng. Đinh lăng còn được coi là nhân sâm của người nghèo. Các bộ phận của cây kể cả thân, lá, cho đến rễ đều có thể chữa và giúp phục hồi được rất nhiều căn bệnh.
Lá đinh lăng giúp tiêu độc, thanh nhiệt, đắp mụn nhọt, chống mẩn ngứa, chống dị ứng. Thân cây của nó có thể dùng để chữa các bệnh về xương khớp như đau lưng, mỏi gối, đau khớp, đau xương, thấp khớp của người già. Rễ cây đinh lăng cũng là một vị thuốc quý như nhân sâm.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Trồng cây đinh lăng bao nhiêu năm thì tốt nhất, có phải càng nhiều năm càng tốt?
-
Cách trồng cây đinh lăng tại nhà bằng cành, cây sống khỏe, củ nhanh to
-
Trồng cây đinh lăng lấy củ bao nhiêu năm là tốt nhất? Mẹo chọn củ đinh lăng
-
Cây đinh lăng có thể chữa bệnh gì?
-
Trồng cây đinh lăng giúp thuận lợi phong thủy, giàu có, khỏe mạnh. Có phải trồng cây đinh lăng càng lâu càng tốt?