Vai trò của cây đinh lăng
Trong y học, đinh lăng là cây thuốc quý gần hàng nhân sâm. Còn trong thú vui cây cảnh, đinh lăng là cây cảnh đơn giản nhưng lại là cây phong thủy tốt lành. Trong kinh tế, trồng cây đinh lăng phát triển kinh tế cũng là mô hình sản xuất nông lâm mà nhiều gia đình áp dụng.
Cây đinh lăng cho gia chủ nhiều lợi ích. Trồng đinh lăng có thể dùng từ lá, cành, thân, rễ, toàn bộ cây đinh lăng đều có giá trị dinh dưỡng và dược liệu. Đinh lăng có thể xuất hiện trong món ăn, trong đồ uống, trong thuốc. Theo Đông y, lá đinh lăng có tác dụng giải độc, lợi niệu, tiêu mẩn ngứa. Rễ củ đinh lăng có tác dụng thông huyết mạch, tiêu sưng viêm, giảm đau, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, yếu sức.
Trong phong thủy thì trồng cây đinh lăng giúp trấn trạch an gia. Người xưa nói rằng trồng cây đinh lăng trước nhà giúp chặn khí xấu, xua đuổi tà ma. Trồng ccây đinh năng giúp giữ lại nguồn năng lượng tốt vào nhà, tăng cường thu hút vận may. Người xưa thường trồng cây đinh lăng ở hai bên cửa nhà nhằm giúp thu hút và giữ gìn tài lộc. Đinh lăng thuộc nhóm cây ưa sáng nên đặt đinh lăng ở nơi có ánh sáng như thềm nhà, cửa nhà, sân vườn.
Có phải trồng đinh lăng càng nhiều năm càng tốt
Cây đinh lăng có tuổi đời cao thì rễ, thân lá đẹp hơn cây đinh lăng non. Về ý nghĩa phong thủy thì cây đinh lăng to hay nhỏ không ảnh hưởng nhiều về mặt phong thủy, miễn là vị trí đặt cây hợp lý không cản gió cản khí vào nhà. Còn về thẩm mỹ, cây đinh lăng lâu năm rễ to đẹp và nếu trồng lâu ngày mang tính uy nghiêm hơn.
Về dược tính thì cây đinh lăng trồng cần đủ thời gian mới có dược tính. Theo đó củ đinh lăng thường được thu hoạch khi đạt 3- 6 năm tuổi trở lên, chúng được ngâm rượu và trở thành dược liệu quý được những gia đình nhà giàu săn lùng. Trước 3 năm dược tính của cây rất thấp, gần như chỉ làm thức ăn không có giá trị dược liệu. Trồn cây đinh lăng khoảng 5 - 10 năm thì dược tính trong cây tốt nhất. Lúc này trong củ đinh lăng nhiều dưỡng chất nhất. Lúc này rễ đinh lăng cũng mới phát triển đủ to. Vượt quá 10 năm thì giá trị giảm đi chỉ là rễ to sần sùi trông về thẩm mỹ thì đẹp và hoành tráng hơn. Những củ lớn già nhiều năm tuổi giá thành cao thường do thị hiếu thẩm mỹ và hàng hiếm. Còn nếu dùng vì dược tính thì nên chọn củ trong độ tuổi thích hợp.
Chăm sóc đinh lăng tốt phong thủy
Đinh lăng là cây phong thủy tốt nên lưu ý trồng vị trí trước nhà, hoặc sân vườn. Đinh lăng là cây ưa sáng nên chú ý vị trí có đủ ánh sáng cho cây.
Chọn cây giống rất quan trọng: Trồng cây đinh lăng nên mua cây khỏe mạnh từ 2 năm tuổi trở lên thì khi trồng cây sẽ lên tốt và tỷ lệ sống cao. Chọn cây nhìn cành khỏe, cành bánh tẻ (vừa hóa nâu), cắt từng khoảng dài 10cm để làm hom giống.
Đất trồng đinh lăng nên chuẩn bị tốt tơi, xốp để thoát nước tốt để cây không bị ngập úng. Muốn trồng cây đinh lăng trong chậu thì cần chậu to cây mới ra củ.
Cách trồng cây đinh lăng: Bạn cho phân NPK hoặc phân hữu cơ đã xử lý cho vào chậu rồi cho cây giống vào, sau đó phủ đất, tưới nước. Bạn nên phủ lên trên một lớp rơm hoặc bèo tây để giữ độ ẩm và tạo độ mùn cho đất.
Đinh lăng có thể trồng và phát triển tốt quanh năm, nhưng thời gian cây sống tốt, phát triển nhanh nhất là vào mùa xuân khoảng từ tháng 1 tới tháng 4.
Tránh tưới nước quá thường xuyên vì sẽ làm cây bị úng nước không tốt. Cây đinh lăng có thể chịu được khô hạn.
Chú ý cắt tỉa cành: Từ năm thứ 2 trở đi, bạn cần tỉa bớt lá và cành mỗi năm 2 lần vào tháng 4 và tháng 9. Thông thường, cây đinh lăng từ 3 năm tuổi là có thể thu hoạch được, thời gian thu hoạch từ tháng 10 tới tháng 12 hàng năm, muốn cây cho giá trị cao thì có thể để cây nhiều năm tuổi hơn.
Cách chọn củ đinh lăng giàu giá trị dược liệu
Đinh lăng có loại lá to lá nhỏ, loại lá nhỏ được gọi đinh lăng nếp giàu dược tính hơn. Do đó khi chọn nên nhìn phần lá còn lại, chú ý chọn loại lá nhỏ.
Chọn củ đinh lăng nên nhìn màu. Củ già thì màu càng đậm, và các rễ chính thường to và dài hơn các củ non. Rễ có màu vàng rơm, có mùi thơm mát, mềm mịn không khô là củ đinh lăng ngon. Phần củ ở giữa rễ và thân là phần giá trị nhất nên khi ngâm rượu người ta thường cắt khoảng 10-15cm và ngâm kèm với rễ.
Củ đinh lăng già thì to, xù xì, nhiều rễ đẹp thì càng quý. Đinh lăng ngâm thông thường thì thường chọn loại 6-8 tuổi còn muốn dùng để điêu khắc thì thường loại 8-10 tuổi hoặc hơn.
Trồng cây đinh lăng và dùng củ, lá đinh lăng là thói quen của nhiều người Việt. Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý không nên quá lạm dụng các loại thuốc bổ nếu không có hướng dẫn của nhà chuyên môn.
*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm