Chăm con F0 tại nhà: PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu chỉ 5 sai lầm khiến trẻ trở nặng, những dấu hiệu cần nhập viện

( PHUNUTODAY ) - PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu cho biết khi mắc Covid-19, trẻ thường bị nhẹ hơn người lớn nhưng phụ huynh không được chủ quan.

Theo VietNamNet đưa tin, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết tỷ lệ trẻ mắc Covid-19 ngày càng tăng do các bé đã đi học trở lại, do sự mở cửa kinh tế, xã hội cùng sự xuất hiện của các bến chủng mới. Nhìn chung, bệnh ở trẻ thường nhẹ hơn người lớn nhưng không được chủ quan.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu chỉ ra một số sai lầm mà phụ huynh cần tránh trong quá trình điều trị cho con tại nhà.

Đeo khẩu trang cả ngày

Khi điều trị cho con tại nhà, cha mẹ không nên quá căng thẳng, bắt trẻ phải ddeu khẩu trang suốt ngày đêm. Trẻ trên 2 tuần nên đeo khẩu trang nếu trẻ tiếp xúc với người chưa nhiễm, còn lại đa phần không phải đeo khẩu trang.

PGS.TS Hiếu giải thích: "Đêm ngủ đeo khẩu trang sẽ làm trẻ bị thiếu oxy, ảnh hưởng hô hấp. Cha mẹ cố gắng cho trẻ vui chơi nhẹ nhàng, không cấm trẻ vui chơi, tập thể dục. Đây là cách để theo dõi trẻ có bình thường không, chỉ hạn chế trẻ hoạt động mạnh, ra nhiều mồ hôi.

Không thiết lập một đường dây cố định với nhân viên y tế

Trong quá trình chăm sóc con tại nhà, phụ huynh nên thiết lập đường dây cố định với nhân viên y tế. Hiện nay, có nhiều đường dây nóng của hệ thống y tế thực hiện công tác theo dõi, trợ giúp các F0 điều trị tại nhà, gia đình chỉ nên chọn một đường dây để theo ngay từ đầu.

"Chúng ta đừng hôm nay gọi đường dây nóng này, mai gọi đường dây khác, hôm nay nghe lời hàng xóm mách, hôm sau lại nghe một bác sĩ khác. Như vậy, các phụ huynh sẽ bị hoảng loạn, lúng túng và hệ thống y tế không theo dõi chặt chẽ được các trường hợp”, PGS.TS Hiếu nhấn mạnh.

Chọn sai thiết bị SpO2

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu cũng đưa ra lưu ý về việc chọn thiết bị đo chỉ số SpO2. Thiết bị này có loại dành cho người lớn, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Hiện nay đa phần các gia đình chỉ mua một loại và dùng chung cho cả nhà.

Đây là nguyên nhân khiến chỉ số SpO2 của trẻ bị sai. PSG. Hiếu chia sẻ, ông thường nhận được những cuộc điện thoại vào ban đêm báo SpO2 của trẻ xuống dưới 80% nhưng thực tế là đo sai.

Vị chuyên gia này hướng dẫn, mặt đo phải hướng lên trên. Nhiều trường hợp kết nối cuộc gọi hình ảnh với bác sĩ mới biết mình đo ngược. Với trẻ nhỏ, có thể dùng máy của người lớn để đo nhưng phải chú ý chọn ngon chân to (ngón chân cái), ngón tay thì dùng 2 ngón nếu tay quá bé.

Cha mẹ nên đo nhiều lần, kết hợp giữa triệu chứng lầm sàng và đo SpO2 để đánh giá tình trạng của con. Ví dụ nếu con hồng hào, hô hấp bình thường nhưng đo SpO2 chỉ 80-90% thì đừng vội lo lắng. Lúc này, phụ huynh nên bình tĩnh và đo lại.

Ngoài ra, trên thị trường có nhiều máy đo SpO2 không được kiểm chứng. Các thiết bị như vậy có thể gây ra sai số và làm ảnh hưởng tới việc theo dõi sức khỏe của con. Phụ huynh nên cố gắng chọn loại máy SpO2 tốt. Nếu là trẻ sơ sinh thì nên chọn loại dành riêng cho các bé để có kết quả chính xác.

Sử dụng thuốc hạ sốt sai cách

Về thuốc hạ sốt, PGS.TS. Hiếu nhắc nhở phụ huynh chỉ nên cho con uống thuốc hạ sốt khi thân nhiệt cao từ 38,5 độ C trở lên, liều lượng phải theo cân nặng. Lưu ý, không sử dụng thuốc của người lớn để cho trẻ uống.

Giám đóc Bệnh viện Đại học Y cho biết: "Tôi đã gặp trường hợp bí quá, không có sẵn thuốc nên phụ huynh đã lấy thuốc người lớn, bẻ đôi và thả vào nước cho con uống khiến cháu có thể bị ngộ độc Paracetamol, gây suy gan cấp".

Tự ý cho con uống thuốc chống đông, chống viêm, thuốc giảm nòng độ virus

Một trong nhứng sai lầm mà phụ huynh hay mắc phải được PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu nhắc đến là tự ý cho trẻ uống thuốc chống đông, chống viêm. Nhiều gia đình đọc tin tức, nghe lời khuyên trên mạng và cho con sử dụng những thuốc này.

Theo PSG.TS Hiếu, đây là việc rất nguy hiểm. Các nghiên cứu đã chứng minh, trẻ nhỏ có khả năng đề kháng với virus tốt hơn và các cơn bão cytokine ít hơn so với người lớn. Vì vậy, chúng ta chỉ nên dùng thuốc chống đông cho người lớn và phải có sự đồng ý, kê đơn của bác sĩ. Tuyệt đối không nên dùng cho trẻ nhỏ.

Ngoài ra, PGS.TS Hiếu cũng thường xuyên được các phụ huynh hỏi về thuốc giảm nồng độ virus trong cơ thể theo đường uống và đường truyền. Tuy nhiên, vị chuyên gia này cho biết đây là thuốc chưa có khuyến cáo dùng cho trẻ dưới 18 tuổi vì vậy các bác sĩ không khuyến cáo dùng và càng không có khuyến cao phụ huynh mua các loại thuốc xách tay từ Trung Quốc, Nga hay Nhật Bản để cho trẻ sử dụng.

Dấu hiệu trẻ cần nhập viện ngay

Theo Bộ Y tế, các triệu chứng trẻ mắc Covid-19 cần nhập viện bao gồm thở nhanh, kém ăn, bỏ bú, thậm chí là trẻ ăn uống được nhưng kém hơn một chút, chỉ số SpO2 dưới 96%.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu cho biết thông thường trẻ nhỏ chỉ cần theo dõi, điều trị tại nhà, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ vào viện khám. Với những bé có triệu chứng thở nhanh, chỉ số SpO2 giảm, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang. Nếu X-quang bình thường thì kiểm tra lại và có thể cho trẻ về nhà.

Trẻ chuyển nặng và nguy kịch khi SpO2 tụt, trẻ kém ăn, bỏ bú, tổn thương phổi rõ rệt, thậm chí có trường hợp sốc, suy đa phủ tạng, phải thở máy... Đây là trường hợp bắt buộc phải nhập viện.

Về nguy cơ trẻ mắc Covid-19 tăng nặng (trẻ có bệnh nền, theo PGS.TS Hiếu: "Đây là yếu tố gây nguy cơ bệnh nặng chứ không phải là yếu tố quyết định các cháu nhập viện hay không vì có rất nhiều trường hợp có bệnh nền nhưng không diễn biến nặng".

Chúng ta vẫn phải căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng của trẻ để quyết định việc có nhập viện hay không. Ví dụ nếu trẻ có tiền sử đẻ non, tiểu đường, tim bẩm sinh, hen phế quản, phổi mạn tính... và bệnh không ổn định thì cần nhập viện vì ngoài điều trị Covid-19, trẻ cần được điều trị bệnh nền.

Nếu trẻ có bệnh nền nhưng tình trạng bệnh ổn định, bé có thể được điều trị tại nhà.

PGS.TS Hiếu chia sẻ: "Ví dụ cứ không nhất thiết trẻ bị hen phế quản mắc Covid đều đưa vào viện sẽ gây quá tải. Tôi gặp nhiều trường hợp phụ huynh yêu cầu đưa con vào viện bằng được nhưng sau 1 ngày, lại xin ra viện bằng được. Không chỉ thủ tục, giấy tờ… phức tạp mà còn làm hạn chế giường bệnh. Chúng ta nên dành cho người thực sự bệnh nặng".

Nếu thấy con có các dấu hiệu thở nhanh, khó thở dữ dội, rút lõm lồng ngực, li bì, lờ đờ, bỏ bú, tím môi đầu chi, chi lạnh, nổi vân tím… bằng mọi cách, phụ huynh phải đưa con đến viện. Giám đốc Bệnh viện Đại học Y nhấn mạnh: "Chúng ta đừng cố chọn bệnh viện nào nổi tiếng mà hãy đưa trẻ vào bệnh viện gần nhất, có khả năng điều trị Covid-19. Vì có nhiều trường hợp cháu bé chỉ đến viện chậm chút thôi đã bị suy hô hấp nặng, ảnh hưởng đến tính mạng".

Tác giả: Thanh Huyền