Chất có hại được đề cập đến ở đây chính là aflatoxin. Chất này được Tổ chức Y tế thế giới WHO xếp vào nhóm gây K số 1 - tức là nhóm có đầy đủ bằng chứng có thể gây k ở con người.
Aflatoxin sinh ra bởi nấm Aspergillus flavus và A. parasiticus. Khi quan sát bằng mắt thường, bạn có thể thấy nấm aspergillus có màu xanh lá cây. Aspergillus sản sinh ra chất aflatoxin không màu, không mùi, không vị. Nhiệt độ để phân hủy chất aflatoxin là 280 độ C. Vì vậy, các phương pháp nấu nướng, chế biến thông thường sẽ không thể làm mất độc tính của chất này.
Một điều mà bạn cần chú ý là aflatoxin thường xuất hiện trong 4 món quen thuộc ở nhà bếp. Nếu gặp phải những món này, bạn nên vứt bỏ chúng càng sớm càng tốt.
Thực phẩm mốc
Nghiên cứu chỉ ra rằng, thực phẩm có hàm lượng tinh bột càng cao thì càng dễ tạo ra aflatoxin sau khi bị nấm mốc. Các thực phẩm chứa nhiều tinh bột quen thuộc là các loại hạt, ngũ cốc, khoai tây, ngô bị mốc.
Thỉnh thoảng ăn phải đồ mốc có thể sẽ không gây ra tác động lớn đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu thường xuyên ăn phải đồ mốc và nhiễm aflatoxin trong thời gian dài, tế bào gan của bạn sẽ bị tổn thương và hình thành các tế bào K.
Mộc nhĩ ngâm lâu
Mộc nhĩ chứa lượng protein, cellulose và các nguyên tố vi lượng dồi dào giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, mộc nhĩ ngâm trong nước thời gian dài rất dễ sinh ra vi khuẩn, nấm mốc và sản sinh chất độc aflatoxin. Ngay cả khi bạn rửa nhiều lần va nấu chín thì aflatoxin cũng không bị loại bỏ.
Dầu tự ép kém chất lượng
Nhiều người cho rằng các loại dầu tự ép an toàn hơn so với dầu sản xuất theo dây chuyền công nghiệp. Tuy nhiên, một số loại dầu tự ép giá rẻ, bán trôi nổi trên thị trường thường không đảm bảo vệ sinh.
Ví dụ, ở khâu chọn nguyên liệu, để giảm bớt chi phí, các cơ sở có thể sử dụng loại lạc, hạt hướng dương bị mốc. Khi ép ra, dầu sẽ chứa cả aflatoxin. Ngoài ra, dầu tự ép có hạn sử dụng ngắn. Nếu bảo quản không tốt, dầu có thể bị hỏng và sản sinh ra aflatoxin.
Đũa mốc
Với loại đũa gỗ, nếu không vệ sinh và bảo quản cẩn thận, chuyện bị nấm mốc tấn công rất dễ xảy ra. Một khi đũa bị mốc, chúng sẽ sản sinh ra chất aflatoxin độc hại.
Nhiều gia đình tiết kiệm, rửa sạch đũa, phơi sấy rồi lại tiếp tục sử dụng. Tuy nhiên, việc này không thể loại bỏ hoàn toàn chất độc đã ngấm vào đũa.
Vì vậy, khi thấy đũa hoặc thức ăn bị mốc, tốt nhất là nên vứt bỏ chúng. Đừng tiếc của mà sử dụng kẻo gây hại sức khỏe.